CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch

  • Duyệt theo:
31 Vai trò của truyền thông trong phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh hiện nay / Đào Quý Lương // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 49-51 .- 910

Những năm qua, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã của Thành phố, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần vào xoá đói giảm nghèođồng thời qua đó thúc đẩy giao lưu văn hoá, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau Việt Nam với các nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển kinh tế.

32 Du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 và những vấn đề đặt ra / Võ Hạnh Giang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 54-56 .- 332

Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa lớn về nhiều phương diện như: tạo việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hóa, tinh thần, cải thiện sức khỏe con người và thân thiện với môi trường... Cũng như các lĩnh vực khác, trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0 hoạt động du lịch đã và đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Bài viết hướng tập trung phân tích một số lợi ích cũng như những thách thức đối với hoạt động du lịch trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát huy những mặt tích cực và ứng phó với những tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng này đến hoạt động du lịch.

33 Tác động từ năng lực động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở Tp. Hồ Chí Minh / Huỳnh Minh Tâm, Phan Văn Đàn // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 193-196 .- 910

Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh. Một mô hình nghiên cứu được đề xuất để đánh giá tác động của năng lực động và năng lực đổi mới vào kết quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năng lực động và năng lực đổi mới đã tác động đến kết quả kinh doanh và xác nhận vai trò trung gian của năng lực đổi mới. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong việc xây dựng các nhân tố quyết định đến kết quả kinh doanh cũng như năng lực động trong các doanh nghiệp du lịch tại TP. Hồ Chí Minh.

34 Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong phát triển du lịch Việt Nam / Đỗ Văn Đại // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 75-78 .- 910

Tại Việt Nam, công nghệ thực tế ảo Virtual Reality (VR) bước đầu được ứng dụng trong việc số hóa các thắng cảnh, di tích, di sản văn hóa phi vật thể. Công nghệ thực tế ảo giúp khách hàng có những trải nghiệm cảm giác thực sự tại một nơi, cho phép nhập vai, điều hướng và tương tác môi trường. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra luận chứng công nghệ thực tế ảo có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn điểm đến của khách hàng và là công cụ marketing hiệu quả giúp du lịch phát triển. Vì vậy, bài viết sẽ trình bày về ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong phát triển du lịch Việt Nam.

35 Chuyển đổi số ngành du lịch ở thành phố Hải Phòng / Vũ Thị Thái Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 36-38 .- 910

Tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho rất nhiều thói quen, hành vi của du khách đã thay đổi, điều này buộc ngành du lịch cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng phải ra sức chuyển đổi số (CĐS), tăng cường đầu tư công nghệ để quảng bá tour, tiếp cận khách trên các nền tảng số. Bài viết đề cập đến những thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức trong quá trình CĐS ngành du lịch Hải Phòng, từ đó gợi mở một số giải pháp thúc đẩy CĐS toàn diện ngành du lịch của thành phố.

36 Mối quan hệ giữa các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững tại điểm đến / Ngô Đình Tâm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- .- 910

Nghiên cứu này được thực hiện được thực hiện dựa trên các nền tảng lý thuyết phát triển du lịch bền vững. Phương pháp iên cứu được sử dụng là kết hợp giữa định tính và định lượng. Mẫu nghiên cứu đủ lớn để thực hiện ương pháp định lượng với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Tác giả sử dụng 4 nhân tố tác động đến mục phát triển du lịch bền vững gồm: Chính quyền địa phương; Cộng đồng địa phương; Doanh nghiệp Ếch — lữ hành và Du khách. Kết quả phân tích mô hình SEM và kiểm định giả thuyết cho thấy, các giả ết và nhân tố trên có tính tin cậy và được chấp nhận.

37 Một số giải pháp phục hồi và phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định trong bối cảnh hậu COVID-19 / Đặng Thành Thức, Nguyễn Trường Vỹ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 19-20 .- 910

Thực tế cho thấy trước khi dịch Covid-19 diễn ra, lượng khách du lịch đến với Bình Định ngày càng đông góp phần tạo việc làm cho người lao động tăng ngân sách địa phương, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống cho người dân địa phương. Kể từ khi xảy ra dịch bệnh covid-19 đến nay, ngành du lịch tỉnh Bình Định bị ảnh hưởng rất nặng nề. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch bị điêu đứng trước sự sụt giảm mạnh về lượng khách du lịch cả nội địa và quốc tế, nhiều nhân lực trong ngành du lịch nghỉ việc và mất việc làm, doanh thu giảm sút.

38 Mối quan hệ giữa hình ảnh, thái độ đối với điểm đến và quyết định quay lại du lịch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long / Bùi Quang Bé, Bùi Văn Trịnh, Bùi Thị Kim Trúc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 199-203 .- 910

Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa “Hình ảnh điểm đến”, “Thái độ đối với điểm đến” và “Quyết định quay lại” của khách du lịch đối với các điểm đến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 512 khách du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, “Hình ảnh điểm đến” và “Thái độ đối với điểm đến” có mối tương quan thuận đến “Quyết định quay lại”; “Hình ảnh điểm đến” có tác động tích cực đến “Thái độ đối với điểm đến”.

39 Liên kết phát triển du lịch thừa thiên huế với các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ / Huỳnh Thị Hồng Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 147 – 149 .- 910

Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp từ các nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, các sách, tạp chí... để nghiên cứu về tiềm năng, vai trò của du lịch Thừa Thiên Huế trong liên kết phát triển bền vững tại vùng Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch Thừa Thiên Huế với các địa phương trong vùng.

40 Giải pháp cho chuỗi cung ứng trong phát triển du lịch Việt Nam / Khuất Hương Giang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 65 – 68 .- 910

Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam trên thị trường du lịch khu vực và thế giới, một trong những cách tiếp cận tổng quát nhất là phát huy chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Thực tiễn hiện nay cho thấy, việc phát triển các chuỗi cung ứng du lịch còn hạn chế, khó khăn, đòi hỏi cần có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phát huy sự liên kết chặt chẽ của các mắt xích trong chuỗi cung ứng du lịch.