CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Du lịch
21 Giải pháp marketing-mix thu hút du khách nội địa của Công ty Du lịch Quốc tế Bình Minh / Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Việt Hưng // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 67-69 .- 910
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “ không ống khói” mang lại lợi nhuận cao trên toàn thế giới. Nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, công ty TNHH MTV Du lịch Quốc tế Bình Minh mới thực hiện marketing-mix ở những bước đơn giản và chưa hiệu quả cao. Như vậy, để thúc đẩy du lịch nội địa nói riêng và hướng đi này cho công ty, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp.
22 Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của du lịch đối với kinh tế tỉnh Quảng Ninh / Nguyễn Thị Kim Thanh // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 67-68 .- 910
Du lịch đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển kinh tế của một địa phương. Việc thu hút khách du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập mới mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt, ngành du lịch thường có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đến các lĩnh vực liên quan như dịch vụ ăn uống, khách sạn, giao thông vận tải, thương mại, văn hóa và giáo dục. Ngoài ra, du lịch cũng là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao hình ảnh và vị thế của địa phương trên bản đồ du lịch quốc tế. Việc thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới không chỉ giúp tăng cường nguồn thu nhập mà còn giúp tạo ra cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế và xã hội lâu dài.
23 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Tiền Giang / Nguyễn Thạnh Vượng // .- 2024 .- K2 - Số 260 - Tháng 3 .- Tr. 75-79 .- 658
Nghiên cứu này nhằm xác định các yêu tố ảnh hưởng đên phát triển bên vững du lịch Tiên Giang, qua việc khảo sát 198 đối tượng là các cơ quan quản ly nhà nước và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Tiên Giang, sư dụng phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 10-12/2023. Kêt quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố tác động đên phát triển bên vững du lịch Tiên Giang được sắp xêp theo thứ tự từ tác động mạnh nhất đên yêu nhất là: Sự tham gia của cộng đồng (COMMUNITY); Chất lượng nguồn nhân lực du lịch (HUMARES); Chất lượng dịch vụ du lịch (TOURSER); Tài nguyên du lịch (TOURRES); Cơ sở hạ tâng du lịch (INFRAS); Năng lực quản ly của nhà nước (STATEMANA); Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (FACILITY).
24 Triển khai các công cụ marketing địa phương thu hút du lịch nội địa nhằm phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai / Dương Hồng Hạnh // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 35-40 .- 658
Bài viết đưa ra những thảo luận và một số kiến nghị với tỉnh Lào Cai về hoạt động marketing địa phương của tỉnh nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới.
25 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu nhập, việc làm trong lĩnh vực du lịch / Mai Thị Vân, Nguyễn Thị Hoài Thanh, Đoàn Vinh Thăng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 177-180 .- 910
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu nhập và việc làm của lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người lao động trẻ tuổi, người ít kinh nghiệm làm việc và nữ giới, có khả năng thất nghiệp cao hơn so với các đối tượng khác. Đồng thời, kết quả khảo sát còn cho thấy, thu nhập của người lao động trong lĩnh vực du lịch bị giảm trung bình khoảng 56,5% dưới tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, trình độ học vấn và kinh nghiệm là 2 yếu tố ảnh hưởng tích cực lên thu nhập của người lao động trong đại dịch COVID-19.
26 Nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng tới phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình / Phạm Trung Tiến, Dương Thị Thúy Nương, Trịnh Đức Duy // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 185-189 .- 910
Du lịch Ninh Bình đang ngày càng phát triển không ngừng góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh cũng như đóng góp lớn vào phát triển du lịch Việt Nam. Phát triển du lịch Ninh Bình hướng tới bền vững góp phần nâng cao lợi ích kinh tế, cải thiện đời sống người dân địa phương. Bài viết này tập trung phân tích những tồn tại của du lịch Ninh Bình, đặc biệt là chất lượng trải nghiệm của khách du lịch còn hạn chế. Từ đó, bài viết chỉ rõ nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch phải được xác định là một trong những giải pháp chủ đạo cho phát triển bền vững du lịch Ninh Bình.
27 Áp dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch : một nghiên cứu tổng quan và đề xuất hướng nghiên cứu tương lai / Nguyễn Đức Cảnh, Trần Đình Tuấn // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 70 - 72 .- 658
Bài báo đánh giá một cách tổng quan về ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành du lịch. Để nhận diện các tài liệu có liên quan, tác giả tiến hành tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu web of science và scopus với kết quả bao gồm 20 bài báo khoa học được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2018 – 2023. Qua đó, bài báo đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu cả các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch. Kết quả cho thấy các yếu tố khoa học kỹ thuật và đặc công nghệ số đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển đổi số sang kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp.
28 Thực trạng du lịch và giải pháp định vị thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh / Đặng Đình Tiến // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 43-45 .- 910
Bài viết này tóm tắt bức tranh của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua từ gian đoạn hậu Covid 19 đến nay. Từ đó cho thấy được tiềm năng, lợi thế và sự đa dạng của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được những kết quả chiến lược mục tiêu cần có sự nỗ lực của nhiều đội ngũ và có những chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả để tiến bước dài vững chắc trong thời gian tới.
29 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Văn Hùng // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 70-72 .- 910
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đang được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên chất lượng nhân lực ngành du lịch của Tỉnh còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhiệm vụ phát triển du lịch, bên cạnh đó số lượng nhân lực ngành du lịch còn ít, cơ cấu không đồng bộ và năng lực chuyên môn chưa theo kịp được với xu hướng phát triển của ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực có trình độ và nghiệp vụ cao chưa nhiều và ngày càng thiếu NNL có chất lượng cao.
30 Tăng cường chuyển đổi số ngành du lịch / Lý Liệt Thanh // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 146- 148 .- 332
Ngành Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... của đất nước và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, ngành Du lịch cũng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, khiến doanh thu giảm sút, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự. Trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường chuyển đổi số là một giải pháp thiết yếu để ngành Du lịch phục hồi và phát triển bền vững. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chuyển đổi số trong ngành Du lịch của Việt Nam trong thời gian tới.