CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch

  • Duyệt theo:
201 Phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam / Trần Minh Phương // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 286-293 .- 338.4 791

Bài viết nghiên cứu về hoạt động du lịch trực tuyến tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu 2 nội dung: đặc điểm khách du lịch và thực trạng du lịch trực tuyến tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian sắp tới.

202 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về triển lãm du lịch phi thương mại ở Việt Nam / Châu Vũ // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 45-49 .- 340

Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về triển lãm thương mại, bài viết đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật về triển lãm phi thương mại ở Việt Nam hiện nay.

203 Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi / Trần Thị Trương, Nguyễn Quốc Tuấn // .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 89-103 .- 658

Nguồn nhân lực được coi là thành phần quan trọng nhất của ngành công nghiệp du lịch. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Do đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với ngành công nghiệp du lịch, đặc biệt đối với ngành du lịch còn non trẻ của tỉnh Quảng Ngãi. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu từ việc phỏng vấn các cơ quan quản lý Nhà nước; Hiệp hội du lịch; Nhà giáo dục dựa trên 6 lĩnh vực (1) lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; (2) vai trò của khu vực công và tư nhân; (3) giáo dục và đào tạo trong ngành du lịch; (4) các vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch;(5) các chương trình đào tạo ngành du lịch; (6) các cơ sở đào tạo du lịch. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi ở 3 nội dung: quản trị nguồn nhân lực; cấu trúc hành chính và những vấn đề chung.

204 Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long / Trần Chánh Trung // .- 2019 .- Số 33 .- Tr. 87-92 .- 910

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Với những lợi thế về tự nhiên và con người, trong thời gian qua du lịch của vùng không ngừng được đầu tư phát triển. Trong quá trình phát triển du lịch, vấn đề con người luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù được chú trọng đầu tư nhưng thời gian vừa qua nguồn nhân lực của vùng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng, vấn đề này đã trở thành một trong những rào cản ảnh hưởng đến khả năng phát triển du lịch. Để cải thiện được chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với tiềm năng của vùng, xu thế phát triển du lịch của nước nhà cũng như trong hội nhập quốc tế, việc đưa ra những giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần thiết, nếu giải quyết tốt vấn đề này có thể phát huy được hết tiềm năng du lịch vốn có của vùng cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

205 Thiết kế và thử nghiệm sản phẩm du lịch ẩm thực nông trại ở Bến Tre / Đoàn Thị Mỹ Hạnh // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 127 .- Tr. 65-72 .- 910

Bến Tre có diện tích trồng Dừa lớn nhất Việt Nam, có rất nhiều món ăn và thức uống của người dân địa phương được chế biến từ Dừa. Với các tính năng độc đáo đó, sản phẩm du lịch ẩm thực nông trại có thể được thiết kế như thế nào? Thiết kế sản phẩm đã được thực hiện từ các thông tin thu thập được bằng phương pháp quan sát tham gia và phỏng vấn chuyên gia. Sản phẩm đã được thử nghiệm tại Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ - là nông trại duy nhất ở Bến Tre hoạt động theo mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp kinh doanh du lịch. Khảo sát ý kiến 60 khách tham gia thử nghiệm cho kết quả rất tốt nên sản phẩm đã được giới thiệu ra thị trường và đã có 84,7% khách rất hài lòng với sản phẩm.

206 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch / Mai Anh Vũ, Trần Thị Thúy Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 547 .- Tr. 84-86 .- 910

Phát triển bền vững và Phát triển bền vững du lịch; Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch; Kết luận.

207 Nghĩa của từ “du lịch” trong tiếng Hán và tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 90 - 94 .- 400

Phân tích nghĩa của từ “du lịch” trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc du lịch trong đào tạo cử nhân tiếng Trung Quốc ở Việt Nam.

208 Sử dụng phương pháp chi phí du hành đo luờng giá trị du lịch của khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Hội An / Nguyễn An Thịnh, Uông Đình Khanh, Bùi Đại Dũng,… // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2019 .- Số 2 (25) .- Tr. 20 – 25 .- 910

Bài báo trình bày phương pháp luận và kết quả đo lường giá trị du lịch của Khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An. Các bước nghiên cứu bao gồm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch và lượng giá giá trị du lịch. Tổng cộng 308 phiếu điều tra được thu thập, trong đó 215 dành cho du khách nội địa và 93 dành cho du khách quốc tế. Giá trị du lịch của Cù Lao Chàm được ước lượng dưới dạng tiền tệ trong năm 2017 là hơn 2.476 nghìn tỷ đồng. Thặng dư du khách đạt khoảng 124 nghìn tỷ đồng. Giá trị du lịch từ du khách quốc tế cao gấp 99,6 lần so với du khách nội địa do du khách quốc tế đánh giá giá trị tài nguyên của Cù Lao Chàm cao hơn.

209 Thực trạng tổ chức không gian du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình / Nguyễn Thị Phương Nga // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2019 .- Số 2 (25) .- Tr.37 – 44 .- 910

Nghiên cứu phân tích địa điểm địa lý về mặt tổ chức không gian lãnh thổ của điểm du lịch, tuyến du lịch, đánh giá hiện trạng điểm, tuyến du lịch vùng lòng hồ. Trên cơ sở đó, xác định các chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

210 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam dưới sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Đăng Minh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 4 (164) .- Tr.45 – 55 .- 658

Phân tích của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành du lịch Việt Nam, thực trạng nguồn nhân lục du lịch Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0