CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch

  • Duyệt theo:
121 Du Lịch trải nghiệm nông thôn nhìn từ trang trại Tanaka và khu vực chùa Hương / Đỗ Hải Yến, Vũ Tuấn Anh // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 38 – 47 .- 910

Du lịch trải nghiệm nông thôn là một trong những loại hình du lịch tiến tiến, đem lại cho du khách những trải nghiệm dựa trên các nguồn lực có sẵn về tự nhiên, văn hóa nông thôn. Tại trang trại Tanaka ( Hoa Kỳ ) và khu vực chùa hương ( Việt Nam ) loại hình này không chỉ góp phần đa dạng hóa các loại hình sản phẩm mà còn làm giảm tính thời vụ trong du lịch.

122 Ngành du lịch luôn "khát" nhân lực / Khải Bình // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 48 – 49 .- 910

Từ nhiều năm nay, nhân lực ngành du du lịch luôn trong tình trạng " cung không đủ cầu ", nhất là nguồn nhân lực có chất lượng. Vấn đề " khủng hoảng thừa " nguồn nhân lực chỉ là tạm thời khi đại dịch bùng phát trong gần 2 năm qua. Với sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua, kéo theo là tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú, Nhà hàng và các loại hình dịch vụ du lịch cho thấy : ngành du lịch luôn "khát" nhân lực.

123 Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng chương trình lịch outbound của doanh nghiệp lữ hành Hà Nội / Nguyễn Quang Vinh, Bùi Thanh Huyền // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 52 – 57 .- 910

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chương trình du lịch (CTDL) là yêu cầu thường xuyên và thiết yếu đối với nhiều doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, để làm được điều này, việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng CTDL outbound (CTDL đưa người Việt Nam đi nước ngoài) của một số doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội dưới góc độ đánh giá, nhìn nhận của khách du lịch. Với kết quả thu được, nghiên cứu có ý nghĩa góp phần giúp các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội có căn cứ khoa học và định hướng để hoàn thiện chất lượng chương trình lịch outbound, chuẩn bị sẵn sàng cho sự hồi phục của du lịch trong thời gian tới.

124 Rủi ro công nghệ thông tin đối với các doanh nghiệp du lịch / Nguyễn Thị Thanh Nga // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 61 – 63 .- 910

Ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT ) có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và đặc biệt trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ tiềm ẩn những rủi ro nhất định, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

125 Ứng dụng công nghệ số với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Thị Hồng Trang // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 46 – 48 .- 910

Cuộc cách mạng lần thứ 4 (CMCN4.0) đã mở ra kỷ nguyên mới với đột phá về kỹ thuật - công nghệ mới. CMCN4.0 cũng tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển nhiều loại hình kinh tế mới và phương thức sản xuất kinh doanh mới, trong đó có mô hình kinh tế chia sẻ ( KTCS). Việc ứng dụng công nghệ số với mô hình KTCS trong du lịch tại Việt Nam hiện nay là thật sự cần thiết.

126 Hòa Bình phát huy lợi thế để thúc đẩy du lịch bức phá sau đại dịch / Viễn Nguyệt // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 14 – 22 .- 910

ại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và Hòa Bình không phải là ngoại lệ. Lượng khách tụt giảm mạnh, nhưng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng các sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch vẫn luôn được phát huy lợi thế để thúc đẩy du lịch bức phá sau đại dịch.

127 Nhận diện hình ảnh và tính cách thương hiệu vùng liên kết du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 5-24 .- 910

Nghiên cứu nhằm xác định hình ảnh và tính cách thương hiệu của điểm đến du lịch vùng liên kết TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu thực hiện nhiều phương pháp như: Thu thập, phân tích thông tin thứ cấp, phương pháp chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp lắng nghe khách hàng. Thông qua đó, đề tài đã khám phá được hình ảnh thương hiệu chung của vùng liên kết như sông nước, thuyền/ ghe chở sản vật gắn với các hình ảnh biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh; đồng thời, xác định được tính cách thương hiệu đặc trưng của vùng liên kết như: Sự thân thiện, ngọt ngào, an toàn nhưng vẫn rất trẻ trung, sống động, nhiều sắc màu và luôn hướng về tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu này đã thảo luận các đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng nhằm thúc đẩy mối liên kết vùng về du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.

128 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành du lịch trên thế giới / Nguyễn Thị Minh Hương // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 6(49) .- Tr. 94-102 .- 910

Sự bùng nổ của Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề trên toàn cầu, tạo cú sốc lớn trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành du lịch thế giới. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch toàn cầu bị thiệt hại tương đối lớn. Lượng khách du lịch quốc tế đã giảm 72% trong 10 tháng đầu năm 2020, làm tổn thất 910-1.200 tỷ USD doanh thu xuất khẩu từ du lịch. Bài viết phân tích rõ những ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch thế giới.

129 Du lịch Bắc Trung Bộ - thực trạng và khuyến nghị chính sách / Bùi Thị Quỳnh Thơ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 217 .- Tr. 65-68 .- 910

Bài viết tập trung vào phân tích thực trạng phát triển du lịch và đề xuất một số giải pháp về chính sách phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

130 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội / Nguyễn Thị Thu Phương // .- 2021 .- Số 766 .- Tr. 129-132 .- 658

Trong những năm qua, du lịch là ngành kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng ổn định, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành Du lịch Thủ đô gặp nhiều khó khăn. Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu Hà Nội cần đổi mới cách thức quản lý hoạt động du lịch. Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay, bài viết chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động này.