CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch

  • Duyệt theo:
131 Bối cảnh mới và lối đi cho doanh nghiệp nhỏ và vưa ngành du lịch hậu Covid-19 / Nguyễn Bảo Thư // .- 2021 .- Số 07 (191) .- Tr. 35-42 .- 658

Việt Nam nằm ở khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của thế giới trong thế kỷ 21. Đây là cơ hội tốt cho du lịch nước ta phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và thế giới, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức, trở ngại. Bài viết phân tích, đánh giá tác động mạnh mẽ của Đại dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch. Đồng thời đưa ra những giải pháp phục hồi doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành du lịch hậu Covid-19.

132 Liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ / Lê Thị Tịnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 79-81 .- 910

Thời gian qua, vấn đề liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ được chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm, quá trình thực hiện cho thấy nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc chỉ đạo của đơn vị chủ trì, trách nhiệm của các địa phương triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Trung Bộ chưa thực sự hiệu quả; Việc phối kết hợp, liên kết vùng đối với phát triển du lịch vùng chưa rõ ràng. Bài viết này nghiên cứu thực trạng thực hiện liên kết vùng, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp liên quan đến thực hiện liên kết vùng nhằm phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.

133 Ảnh hưởng của hành vi tương tác qua truyền thông mạng xã hội đến trung thành thương hiệu : trường hợp khách du lịch tại Đà Nẵng / // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 53 .- Tr. 62-64 .- 658

Đánh giá sự ảnh hưởng của các cấp độ hành vi tương tác qua truyền thông mạng xã hội đến mối quan hệ thành viên trong cộng đồng xã hội trực tuyến và trung thành thương hiệu trong bối cảnh nghiên cứu là điểm đến du lịch. Khảo sát online được thực hiện để thu thập dữ liệu từ những khách du lịch nội địa là những người đã từng đến du lịch ở Đà Nẵng và có sự tương tác trên Facebook như bình luận, chia sẻ, tạo dựng nội dung về điểm đến Đà Nẵng. Với 265 bản câu hỏi hợp lệ đã được đưa vào phân tích và kiểm định giả thuyết thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai (CB-SEM). Kết quả thể hiện các mối quan hệ giữa các nhân tố đều có ý nghĩa về mặt thống kê, ngoại trừ giả thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa hành vi bình luận và trung thành thương hiệu. Cuối cùng, những hàm ý liên quan đến lý thuyết và quản lý được thảo luận.

134 Mối quan hệ thương mại hàng hóa và du lịch Trung Quốc – Triều Tiên giai đoạn 2017-2019 dưới tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế / Nguyễn Hòa Kim Thái // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2021 .- Tập 18 số 10 .- Tr. 1894-1905 .- 327

Trình bày mối quan hệ thương mại hàng hóa và ngành du lịch của Trung Quốc-Triệu Tiên trong giai đoạn 2017-2019 dưới tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế. Bằng phương pháp phân tích số liệu phản chiếu từ các nước so sánh với các sự kiện quốc tế để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu. Bài viết nghiên cứu sự thay đổi trong dữ liệu thương mại và du lịch giữa hai nước kể từ khi Liên Hợp Quốc gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên. Từ đó đẩy mạnh phát triển ngành du lịch đạt hiệu quả cao.

135 Nhận diện tính cách thương hiệu điểm đến du lịch thành phố Hồ Chí Minh / Bùi Tá Hoàng Vũ // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 5-25 .- 658

Với mục đích nhận diện các tính cách của điểm đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá chung của du khách về hình ảnh của thương hiệu du lịch Thành phố, nghiên cứu đã tiến hành các bước nghiên cứu định tính (với 15 chuyên gia và 60 du khách) và định lượng (với 400 du khách nội địa và quốc tế). Kết quả nghiên cứu đã khám phá được 30 tính cách thương hiệu du lịch Thành phố, từ đó nhận diện 8 nhóm tính cách tiêu biểu. Kết quả này đóng góp hình thành bộ nhân diện tính cách thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu tiên được công bố, từ đó giúp các nhà quản lý du lịch có cơ sở để đưa ra những giải pháp tốt hơn cho phát triển sản phẩm và chiến lược cũng như chiến dịch truyền thông phù hợp để làm nổi bật những tính cách điểm đến du lịch thành phố, góp phần làm rõ nhận diện hình ảnh du lịch thành phố.

136 Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai / Nguyễn Thị Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 72-74 .- 910

Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Mang trong mình nhiều giá trị đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cũng như bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc, Lào Cai hiện là một điểm đến du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. Phát triển du lịch cộng đồng đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân bản địa.

137 Dự án đào tạo sở hữu trí tuệ ngành văn hóa – du lịch và định hướng xây dựng chương trình tổ chức giảng dạy văn hóa sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục Đại học / Từ Mạnh Lương // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 95-104 .- 346.597

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng là chìa khóa hội nhập với thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa và du lịch nước ta hiện nay các tổ chức cá nhân vẫn chưa nhận thức chính xác, đầy đủ về sở hữu trí tuệ cũng như vấn đề liên quan. Đặc biệt trong công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sở hữu trí tuệ như các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ… trong ngành văn hóa và du lịch ở Việt Nam còn bỏ ngỏ nhiều bất cập và hạn chế. Bài viết góp phần định hướng, tổ chức, giảng dạy, tập huấn về vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Việt Nam hiện nay.

138 Yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách tham quan Tp. Hồ Chí Minh / Đỗ Thị Ninh, Trịnh Ngọc Anh, Phan Thị Thúy Phượng // .- 2021 .- Tr. 42-48 .- 910

Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố thành phần và mức độ tác động của các yếu tố thành phần này đến giá trị cảm nhận của du khách tham quan Tp. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất từ kế thừa giá trị cảm nhận của Sheth và cộng sự kết hợp với dữ liệu thu thập. Kết quả phân tích cho thấy giá trị cảm xúc, giá trị xã hội, giá trị tri thức, giá trị chất lượng giá trị giá cả đều có tác động đến giá trị cảm nhận của du khách tham quan. Trong đó giá trị tri thức là yếu tố tác động lớn nhất. Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao giá trị cảm nhận của du khách.

139 Xu hướng phát triển du lịch trong thời kỳ mới và quảng bá du lịch trên sóng truyền hình / Lương Quốc Huy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 7 - 9 .- 910

Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay bị tác động rất lớn bởi quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ.

140 Phát triển du lịch thông minh dựa trên dự đoán ý định sử dụng ứng dụng di động du lịch: nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam / Lê Văn Huy, Trần Thị Thu Dung // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 289 .- Tr. 83-92 .- 910

Cùng với sự phát triển của Internet, việc sử dụng ứng dụng di động trong du lịch (mobile apps) ngày càng tăng, hỗ trợ tốt cho du khách trước, trong và sau chuyến đi; nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng mobile apps đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới; tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu trong lĩnh vực này. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng mobile apps du lịch trên cơ sở vận dụng lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT2). Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định, phương pháp mô hình phương trình cấu trúc được áp dụng để phân tích dữ liệu. Dữ liệu từ cuộc khảo sát với 617 người trả lời chỉ ra rằng giá trị giá cả là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng ứng dụng di động du lịch. Ngược lại, các điều kiện thuận lợi không ảnh hưởng đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng của du khách.