CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Du lịch
141 Phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng từ thực tiễn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa / Lê Ngọc Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 593 .- Tr. 22-24 .- 910
Các nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng tại Bá Thước, Thanh Hóa; Mức độ tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển của loại hình du lịch cộng đồng tại địa phương thời gian qua; Định hướng phát triển loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng tại Bá Thước, Thanh hóa
142 Chiến lược Đại dương xanh trong phát triển du lịch : thực tiễn từ trường hợp hang Sơn Đòong / Lê Đình Tân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 593 .- Tr. 63-65 .- 910
Bài viết phân tích ứng dụng chiến lược Đại dương xanh trong phát triển du lịch cho thấy du lịch của Việt Nam được đánh giá mạnh trên nguồn tài nguyên du lịch, theo đó tác giả đề xuất một số khuyện nghị nhằm mở rộng việc ứng dụng Chiến lược Đại dương xanh trong phát triển du lịch tại Việt Nam
143 Nghiên cứu tác động của dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố Đà Nẵng / Trịnh Thị Thu, Cao Trí Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 82-84 .- 658
Dịch bệnh Covid-19 tác động nặng nề đến đời sống và kinh tế của tất cả các nước trên toàn thế giới. Là địa phương coi du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, từ khi dịch bệnh COVID19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7/2020, du lịch của Đà Nâng chịu những thiệt hại hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng bao gồm các lĩnh vực lữ hành, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp vận tải và các khu, điểm du lịch. Nghiên cứu trình bày kết quả của khảo sát tại 100 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố là cơ sở trong đánh giá thực trạng tác động của Covid đến doanh cũng như kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành du lịch vượt qua những khó khăn do dịch gây ra tại thành phố Đà Nâng trong thời gian đến.
144 Đặc tính, tiềm năng và cách thức triển khai một mô hình du lịch cộng đồng / Nguyễn Bảo Châu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 34-36 .- 910
Du lịch cộng đồng được coi là hình thức du lịch mang lại nhiều lợi ích về mặt phát triển kinh tế bền vững cho người dân bản địa, là động lực giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái cũng như bảo tồn và phát huy những nét văn hóa lâu đời của địa phương mình. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng được nhu cầu tham quan và khám phá của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã thu thập, xử lý thông tin tài liệu để tìm hiểu về những đặc điểm chung của du lịch cộng đồng, tiềm năng mà ngành du lịch cộng đồng mang lại, cũng như đề xuất cách thức triển khai một mô hình du lịch cộng đồng đặc sắc.
145 Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc / Nguyễn Xuân Hòa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 01 (32) .- Tr. 79 – 89 .- 910
Các tỉnh Tây Bắc rất giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch cả về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Tuy nhiên, các dạng tài nguyên này vẫn nằm ở dạng tiềm năng do điều kiện giao thông gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của khu vực như hạ tầng ngành cấp điện, nước, vệ sinh môi trường, cơ sở lưu trú…còn nhiều yếu kém. Trong đó, hệ thống giao thông được ví như huyết mạch kết nối các điểm du lịch của vùng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, để có thể khai thác phát triển ngành du lịch các tỉnh Tây Bắc nhằm xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng, trước hết cần sự đầu tư lớn về hệ thống giao thông đường bộ, đường không, đường thủy để du khách có thể đẽ dàng tiếp cận được các khu, điểm du lịch của địa phương.
146 Yếu tố tác động đến ý định quay lại địa điểm du lịch của khách nội địa : khảo sát tại TP. Đà Nẵng / Vũ Thị Thanh Thương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 162-16 .- 910
Hiện nay, dịch vụ du lịch là một trong những lĩnh vực góp phần tạo nên tăng trưởng cho các nền kinh tế. Việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng thỏa mãn được sự hài lòng của họ là một trong những yếu tố cơ bản mang lại lợi ích lâu dài cho DN. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành lựa chọn Đà Nẵng làm địa điểm khảo sát về ý định quay lại của khách du lịch nội đị. Qua đó, đưa ra giải pháp giúp các DN nắm bắt nhu cầu của khách hàng, gia tăng năng lực cạnh trang.
147 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Phúc / Nguyễn Xuân Điền // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 169-172 .- 910
Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch cho địa phương trong thời gian tới.
148 Du lịch Hà Giang trong đại dịch COVID-19 : thực trạng và khả năng phục hồi / Lê Đình Tân // .- 2021 .- Số 585 .- Tr. 91-93 .- 910
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới du lịch toàn cầu và Việt Nam; Du lịch tại Hà Giang trong đại dịch; Một số giải pháp khả năng phục hồi và phát triển ngành du lịch tỉnh Hà Giang
149 Mô hình kinh doanh Luxstay đem lại nguồn tài chính cho ngành du lịch / Nguyễn Lam Hạnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 585 .- Tr. 97-99 .- 910
Mô hình kinh doanh của Luxstay; Ảnh hưởng của dịch vụ home-sharing Luxstay đến ngành khách sạn Việt Nam; Giải pháp phát triển mô hình home sharing nói chung
150 Một số giải pháp phát triển du lịch di sản địa chất gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam / Nguyễn Lan Hoàng Thảo, Nguyễn Thanh Thuỷ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.30 - 32 .- 910
Việt Nam có nhiều khu vực giàu di sản địa chất, có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch có sức hút lớn đối với du khách. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này chưa được đánh giá, quy hoạch, khai thác và phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có để mang lại lợi ích kinh tế và xã hội gắn với phát triển bền vững của đất nước. Bài báo tiến hành nghiên cứu thực trạng du lịch di sản địa chất Việt Nam, phân tích những cơ hội và thách thức của việc phát triển du lịch di sản địa chất của đất nước từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch di sản địa chất tại Việt Nam gắn với phát triển bền vững.