CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại Điện tử

  • Duyệt theo:
81 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu của sinh viên đối với các công ty thương mại điện tử trên phương tiện truyền thông xã hội / Nguyễn Thu Hà // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 139 .- Tr. 55-61 .- 658

Nằm trong xu hướng số hóa của thế giới, thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ phát triển thương mại điện tử của Việt Nam năm 2019 lên đến 30% và mạng xã hội là một trong những nền tảng được các doanh nghiệp đánh giá là đem lại hiệu quả cao trong hoạt động quảng bá trực tuyến với tỷ lệ tương ứng là 52%. Bài viết tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến nhận biết thương hiệu của sinh viên đối với các công ty thương mại điện tử trên phương tiện truyền thông xã hội. Thông qua dữ liệu thu được từ 286 sinh viên trên địa bàn Hà nội, bài viết đã cho thấy các yếu tố thông tin công ty chia sẻ, quảng cáo trực tuyến, chia sẻ của người dùng, và nhu cầu của người dùng có ảnh hưởng tích cực đến nhận biết thương hiệu của sinh viên.

82 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cung cấp thông tin riêng tư của khách hàng khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử khu vực thành phố Hồ Chí Minh / Cảnh Chí Hoàng, Đặng Liên Minh // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 319-326 .- 658

Tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cung cấp thông tin riêng tư khi mua hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử. Kết hợp phương pháp định tính và định lượng, tác giả tiến hành khảo sát 302 khách hàng có hoạt động mua sắm trực tuyến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu đạt được độ tương thích với dữ liệu của thị trường cùng với sáu giả thuyết về mối quan hệ của cáp khái niệm trong mô hình được chấp nhận. Các nhân tố nghiên cứu gồm: (1) Mức độ tin cậy, (2) Mối quan tâm thông tin riêng tư, (3) Nhận thức rủi ro, (4) Nhận thức sự hữu ích khí cung cấp thông tin riêng tư có tác động đến ý định cung cấp thông tin riêng tư.

83 Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam / Tào Thị Quyên, Lương Tuấn Nghĩa // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 15-21 .- 658

Việt Nam hiện có hơn 18.783 website/ ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, 785 sàn giao dịch thương mại điện tử, 106 vvebsite/ ứng dụng thương mại điện tử khuyến mại trực tuyến, 23 website/ ứng dụng thương mại điện tử đấu giá trực tuyến đã được xác nhận thông báo, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Năm 2018, doanh thu bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam đạt 6,2 tỷ USD (chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước). Với tốc độ phát triển nhanh chóng của tiến trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã và đang có sự tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng tạo ra những áp lực to lớn đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Bài viết phân tích thực trạng, những ưu điểm và hạn chế của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.

84 Ảnh hưởng của niềm tin tiêu dùng trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam / Nguyễn Đức Thắng // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 171-176 .- 658

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của internet, thương mại điện tử đang trở thành xu hướng giao dịch tất yếu không chỉ tại Việt Nam, mà còn với toàn thế giới. Bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến một số lợi ích của thương mại điện tử và ảnh hưởng của niềm tin tiêu dùng trong sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

85 Phát triển thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam / Đoàn Thái Nguyên // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 114-117 .- 658

Thương mại điện tử quốc tế bao gồm việc mua bán hàng hóa, sản phẩm thông qua các cửa hàng trực tuyến giữa các quốc gia khác nhau, mang lại sự tiện lợi cho cả người mua và người bán. Bài viết này phân tích tình hình phát triển thị trường thương mại điện tử quốc tê tại Việt Nam, những khó khăn và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

86 Xuất khẩu qua thương mại điện tử và một số khuyến nghị / Vũ Ngọc Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 34-36 .- 382.7

Xu hướng xuất khẩu quan thương mại điện tử; thách thức, rào cản đặt ra và một số khuyến nghị

87 Phát triển thương mại điện tử trong kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 537 tháng 3 .- Tr. 4-6 .- 658

Đánh giá sự phát triển của thương mại điện tử trong kinh doanh nông nghiệp, phân tích được thực hiện trên ví dụ ở VN, một đất nước phát triển mạnh về nông nghiệp; từ đó chỉ ra các ví dụ về lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử hiện tại trong kinh doanh nông nghiệp ở VN và các giải pháp phát triển thương mại điện tử trong tương lai.

88 Phát luật cho phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn của nền kinh tế số / Lê Thị Thanh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 3(188) .- Tr. 5-8 .- 658

Thực trạng pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay; Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử dưới góc nhìn của nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay.

90 Hiện trạng thu thuế thương mại điện tử tại Việt Nam / Nguyễn Quang Tiến // Tài chính .- 2015 .- Số 612 tháng 7 kỳ 1 .- Tr. 12-15 .- 658

Trình bày tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, hiện trạng thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra.