CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại Điện tử

  • Duyệt theo:
71 Pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam / Trần Văn Biên, Trần Tuấn Minh // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Tr. 47-56 .- Tr. 47-56 .- 340

Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực thương mại điện tử. Từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiaanj pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

72 Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam / Dương Ngọc Hồng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.27 - 31 .- 330

Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những đóng góp lớn cho tăng trưởng nền kinh tế. Cùng với xu thế phát triển công nghệ thế giới, thương mại điện tử ở Việt Nam đang từng bước hình thành, tăng trưởng mạnh mẽ và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong phân phối hàng hoá. Bài viết phân tích thực trạng, vai trò của thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm khuyết khích sự phát triển thương mại điện tử phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước gắn với tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử .

73 Tổng quan tình hình thương mại điện tử Việt Nam / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 60-61 .- 658

Việt Nam được xem như một ngôi sao đang lên trong bản đồ thương mại điện tử Đông Nam Á. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã và đang chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là những thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Bài viết nhằm khái quát thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

74 Thương mại điện tử B2C: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 28-30 .- 658

Trong những năm gần đây, số lượng người sử dụng internet và mua hàng trực tuyến ngày càng gia tăng. Do vậy, thương mại điện tử B2C ở Việt Nam có tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, song hành với cơ hội là những thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp. Bài viết nhằm khái quát thực trạng thương mại điện tử B2C, cơ hội và thách thứ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện mô hình kinh doanh này.

75 Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng khi mua hàng trên mạng: Mô hình hợp nhất / Nguyễn Thị Mai Anh, Phạm Thị Thanh Hương // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 141-147 .- 658

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: niềm tin đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến dự định mua của người tiêu dùng (Oliveira và đồng nghiệp, 2017). Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhận diện các yếu tố chính ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng khi mua hàng trên mạng bằng cách tổng hợp những nghiên cứu trước đây. Chín yếu tố ảnh hưởng thuộc ba nhóm tác động đã được phát hiện. Mô hình nghiên cứu về tác động của các yếu tố này đến niềm tin chung của người tiêu dùng cũng được đề xuất. Nghiên cứu này không những giúp làm tăng sự hiểu biết về lý thuyết, mà còn giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng kiểm nghiệm trên thực tế và các nhà quản trị biết cách tăng niềm tin đối với những khách hàng trên mạng.

76 Cơ hội và thách thức đối với thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số / Ngô Cẩm Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 545 .- Tr. 85-87 .- 330

Tập trung phân tích cơ hội và thách thức đối với thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam.

77 Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam / Hoàng Mỹ Bình, Đặng Thị Dịu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 701 .- Tr.24 - 26 .- 332.024

Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử. Để quản lý tốt hoạt động này, cần có những chính sách và giải pháp mạnh mẽ để vừa thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, vừa đảm bảo công bằng, hiệu quả trong quản lý thu thuế.

78 Các rào cản phát triển các mô hình thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 / Nguyễn Thị Thanh Thư // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 540 .- Tr. 4-6 .- 658

Cách mạng công nghệ 4.0 với việc áp dụng công nghệ thông tin trong kinh tế đem lại những lợi ích to lớn. Trong đó, thương mại điện tử là lĩnh vực có được nhiều lợi ích rõ ràng nhất như chia sẻ tài nguyên vốn hữu hạn thông qua các dịch vụ chia sẻ của uber, grab, hay cá nhân hóa dịch vụ giao vận như các dịch vụ của Delivery Now, Giaohangtietkiem... Không chỉ vậy, thương mại điện tử cung cấp thông tin phong phú, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm phí bán hàng và tiếp thị, giảm phí giao dịch,.. Tuy nhiên, quá trình phát triển các mô hình thương mại điện tử Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại khi thực hiện tại Việt Nam. Chính vì vậy, bài báo sẽ đánh giá thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam để nhận diện và phân tích những khó khăn khi phát triển các mô hình thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.

79 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử / Nguyễn Thị Lâm Anh, Lê Thị Bích Ngân, Nguyễn Văn Tâm // .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 116 – 121 .- 336.20076

Nhóm tác giả phân tích những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý thuế; kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ở một số quốc gia, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

80 Những thách thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử ở Việt Nam / Nguyễn Thanh Hà // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 3(732) .- Tr.12-14 .- 340

Trình bày những thách thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử ở Việt Nam. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử (TMĐT) giữ một vị trí quan trọng đối với sự phát triển, thành công của các doanh nghiệp, bởi trong thị trường “mở” này mọi đối tượng đều có thể tham gia giao dịch, và việc làm giả, làm nhái thương hiệu, sản phẩm trở nên khá dễ dàng.