CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại Điện tử

  • Duyệt theo:
51 Ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa / Phạm Thanh Bình // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.169 - 171 .- 004

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự bùng nổ internet, hoạt động thương mại điện tử áp dụng trong du lịch đã phát triển nhanh chóng, mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành Du Lịch. Nắm bắt xu thế này, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh Ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa, nhằm phấn đấu đến năm 2025 trở thành tâm điểm đến hấp dẫn, thuộc nhóm 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới. Bài viết trao đổi về xu hướng Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động du lịch toàn cầu, đánh giá ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, qua đó đề xuất giải pháp để phát triển lĩnh vực này.

52 Tác động của cảm nhận rủi ro đến quyết định mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử / Nguyễn Hải Ninh, Nguyễn Đức Nhân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 40-42 .- 658

Bài viết phân tích các yếu tố cấu thành nên cảm nhận nải ro của khách hàng cũng như ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro tới hành vi mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với bảng hỏi được cấu trúc sân, quy mô mẫu = 357 để thu thập dữ liệu khảo sát. Đối tượng được khảo sát là những khách hàng đã từng mua các sản phẩm điện tử từ các trang bán hàng trên Internet. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhóm rủi ro tác động đến cảm nhận rủi ro của khách hàng bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro chức năng, rủi ro vận chuyển, rủi ro thời gian và rủi ro sau mua hàng. Trong đó, rủi ro tài chính có tác động lớn nhất đến cảm nhận rủi ro.

53 Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử tại Việt Nam / Bùi Lan Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 76-79 .- 332.12

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên việc phát triển hình thức thanh toán trực tuyến chưa thực sự theo kịp với tốc độ phát triển của thương mại điện tử, điều này khiến cho thương mại điện tử Việt Nam khó bùng nổ trong tương lai...Bài viết đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử tại Việt Nam, qua đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử trong thời gian tới.

54 Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm qua website thương mại điện tử tại tỉnh Trà Vinh / Nguyễn Hoài Sơn, Huỳnh Tấn Khương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 194-197 .- 658

Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng cùng chiều khá rõ ràng giữa các nhân tố sự tiện lợi, sự lựa chọn sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá cả và thông tin sản phẩm phong phú đến ý định mua thực phaamrthoong qua website thương mại điện tử. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp giúp các cửa hàng, doanh nghiệp bán hàng thực phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thu hút, giữ chân khách hàng, mở rộng thêm thị trường.

55 Nghĩa vụ thuế trong thương mại điện tử xuyên biên giới / Nguyễn Thị Thơm, Trần Thị Mây // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 97-99 .- 658

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ số, trong nhiều năm trở lại đây, thương mại điện tử xuyên biên giới đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, khi đại dịch Covid-19 lan rộng ra toàn cầu, cùng với sự dịch chuyển của xu hướng tiêu dùng, thương mại điện tử xuyên biên giới cũng trở nên phổ biến hơn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý thuế hiệu quả đối với giao dịch xuyên biên giới? Nghiên cứu khuôn khổ pháp lý về nghĩa vụ thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, bài viết gợi ý những cần giải quyết đối với công tác quản lý thuế trong thời gian tới.

56 Xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử: Doanh nghiệp tự tin vào năng lực, sản phẩm / Hồng Loan // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 44-46 .- 658

Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới phát triển mạnh và là cánh cửa mới cho các doanh nghiệp Việt xuất khẩu trực tuyến. Để không bỏ lỡ cơ hội lớn, doanh nghiệp xuất khẩu cần tự tin vào chính năng lực sản xuất, kinh doanh và chất lượng sản phẩm, đám bảo giao hàng đúng hẹn cho các đơn hàng lớn. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc xây dựng lại việc nhận diện thương hiệu, cần có hình ảnh chỉn chu và thông tin nội dung của sản phẩm phù hợp, chính xác, đầy đủ và chi tiết... Từ đó giúp người mua tìm kiếm về sản phẩm tốt hơn, tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.

57 Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam / Vũ Thị Phượng, Trần Thị Mây // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 35-37 .- 650.01

Vấn đề đặt ra hiện nay là với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử, hoạt động gian lận thương mại trên các sàn thương mại điện tử cũng tăng lên đáng kể cả về quy mô và số vụ. Bài viết trao đổi về thực trạng buôn lậu, gian lận trong thương mại điện tử tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này trong thời gian tới

58 Thu hút khách hàng trên sàn thương mại điện tử Việt Nam cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ / Phạm Thanh Bình // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr.89 - 91. .- 658

Việt Nam hiện đang là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển năng động nhất trong khu vực. Với chủ trương thúc đẩy kinh tế số, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; doanh số thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) tăng 25% năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, tham gia các sàn thương mại điện tử là một kênh để các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận với lượng khách hàng lớn của các sàn thương mại điện tử.

59 Ảnh hưởng của kinh doanh qua mạng đối với công tác quản lý thuế tại Việt Nam / Phạm Thị Thu Huyền // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr. 42 - 44 .- 658

Ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh, kinh doanh thông qua internet, các trang mạng xã hội là loại hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những lợi ích mang lại như: làm giảm chi phí bán hàng, tiếp thị, giảm lượng hàng lưu kho, tăng khả năng cạnh tranh, chăm sóc khách hàng ... mô hình này cũng tạo ra một áp lực không nhỏ đối với công tác quản lý thuế, nhất là việc thanh tra, kiểm tra thuế. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm việc kinh doanh qua mạng hiện nay, bài viết đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế hiện nay đối với mô hình kinh doanh này.

60 Nâng cao hiệu quả quản lý giám sát thương mại điện tử / Đặng Trường Khánh, Lại Doãn Anh Tuấn, Nguyễn Đặng Minh Trí // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 53(63) .- Tr. 75-79 .- 658

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, hoạt động thương mại điện tử ngày càng quen thuộc với đa số người dân trên thế giới. Tại Việt Nam, hoạt động này đã có sự phát triển mạnh mẽ, dự báo đến năm 2020, có khoảng 30% dân số tham gia hoạt động thương mại điện tử. Song hành với những tiện ích mang lại, thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý, kiểm soát giám sát hoạt động thương mại. Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những lợi ích của hoạt động thương mại điện tử.