CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thương mại Điện tử
31 Quản lý thuế qua sàn giao dịch thương mại điện tử - pháp luật và thực tiễn / Khương Thị Quỳnh Hương // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 34-42 .- 657
Bài viết tập trung nghiên cứu việc quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Mục tiêu của bài viết nhằm đúc kết các vấn đề pháp luật và thực tiễn trong quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh qua sàn thương mại điện tử để từ đó thấy được các bất cập và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với lĩnh vực này. Dữ liệu của bài viết được thu thập trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan, tài liệu phản hồi của các chủ thể kinh doanh về chính sách thuế của nhà nước đối với các giao dịch qua sàn thương mại điện tử... Kết quả nghiên cứu là một số kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
32 Bán lẻ điện tử đối với ngành công nghiệp dệt may thời trang / Đào Thị Mẫu Đơn // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 13-15 .- 658
Bán lẻ điện tử đang ngày càng phát triển và có thể sẽ được bùng nổ trong kinh tế tương lai bởi sức mạnh công nghệ thông tin hiện đại hóa. Thương mại điện tử đang là xu hướng kinh doanh tất yếu của các hãng thời trang hiện nay, từ startup non trẻ cho đến các "gã khổng lồ”, nó không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng, mà còn tạo lợi thế cạnh tranh để bứt phá trong tương lai.
33 Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Thư // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 13 – 15 .- 658
Bài viết đánh giá việc gia tăng số lượng người dùng điện thoại di động ở Việt Nam không chỉ phản ánh sự phát triển của thị trường di động ở Đông Nam Á mà còn mở ra cơ hội cho TMĐT di động, đặc biệt tập trung vào các thách thức và cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại cho DNVVN, cùng với sự tác động của các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam. Cung cấp cái nhìn tổng quát về sự tích hợp của TMĐT di động vào hoạt động kinh doanh của DNVVN, nhằm tăng cường khả năng thích ứng và cạnh tranh của họ trong môi trường kinh tế quốc tế đang thay đổi, bao gồm các đề xuất cụ thể để hỗ trợ và tối ưu hóa việc sử dụng TMĐT di động trong các DNVVN Việt Nam. Từ khóa:
34 Xanh hóa dịch vụ trong thương mại điện tử tại Việt Nam / Trần Thị Trà My // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 97 - 99 .- 332
Bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy nhanh nỗ lực xanh hóa dịch vụ trong thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian tới.
35 Phát triển dịch vụ E-Logistics trong thương mại điện tử ở Việt Nam : cơ hội và thách thức / Nguyễn Hoàng Tuấn // .- 2023 .- Số 242 - Tháng 11 .- Tr. 32-39 .- 658
Bài viết đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ E-Logistics trong thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu, chỉ ra những cơ hội đối với sự phát triển của E-Logistics tại Việt Nam, bao gồm sự phát triển nhanh chóng của TMĐT, việc ứng dụng công nghệ mới, sự cải thiện về hạ tầng vận tải và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho ngành Logistics. Bên cạnh đó là những thách thức phải đối mặt như: sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, mức độ cạnh tranh cao, việc hoàn thiện hành lang pháp lý, hạn chế về năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp (DN) Logistics Việt Nam và tốc độ phát triển của hạ tầng giao thông chưa theo kịp với sự phát triển của ngành Logistics.
36 Phát triển ngân hàng số thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 97-99 .- 332.12
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng thực chất là phát triển công nghệ ngân hàng số tại tất cả các ngân hàng thương mại, định chế tài chính phi ngân hàng và các loại hình tổ chức tín dụng khác. Công nghệ số thúc đẩy phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng của thanh toán điện tử, thanh toán trên các thiết bị di động, thúc đẩy các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ và thanh toán trên mạng Internet của cá nhân, giao dịch điện tử của doanh nghiệp. Thực tế này thấy rất rõ trong những năm qua, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
37 Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng qua thương mại điện tử của giới trẻ tại Tp. Hồ Chí Minh / Trần Thị Ngọc Lan, Trần Thành Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 188-191 .- 381.142
Thông qua kỹ thuật phân tích EFA, hồi quy bội, kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố như: Giá cả và sự giảm giá; Tính tương tác; Quảng cáo; Tính ngẫu hứng; Chất lượng đánh giá; Độ tin cậy và Sự hấp dẫn thị giác có ảnh hưởng tích cực đến đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trên các trang thương mại điện tử của giới trẻ tại TP. Hồ Chí Minh. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị, giải pháp giúp doanh nghiệp có thể tăng hiệu suất bán hàng, tăng doanh số và lợi nhuận dựa vào hành vi mua ngẫu hứng của giới trẻ để phát triển hình thức mua sắm trực tuyến.
38 Kiểm soát nội bộ thu ngân sách lĩnh vực thương mại điện tử tại Chi cục thuế quận 10, Tp. Hồ Chí Minh / Phạm Quang Huy, Nguyễn Kim Hồng Khuyên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 192-195 .- 657.458
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến. Do tính chất đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia và quy trình chuỗi cung ứng trên nền hạ tầng Internet làm cho thương mại điện tử đã và đang trở thành một kênh quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thu thuế đối với kinh doanh thuộc loại hình này vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó, có công tác kiểm soát thu thuế mảng này vẫn chưa được chú trọng và đẩy mạnh những giải pháp phù hợp. Bài viết cung cấp hệ thống lý luận về thu ngân sách trong lĩnh vực thương mại điện tử, kết quả khảo sát thực trạng cũng như nhận định về công tác kiểm soát nội bộ của lĩnh vực này trong nghiên cứu điển hình tại Chi cục thuế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
39 Những vấn đề pháp lí về bảo vệ người tiêu dùng trong các cam kết về thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 79 - 94 .- 340
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể kinh doanh cũng như của người tiêu dùng. Nhận thức được vai trò của thương mại điện tử xuyên biên giới, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã đàm phán, xây dựng khung khổ pháp lí chung tạo thuận lợi cho các hoạt động này. Bài viết nghiên cứu những vấn đề pháp lí về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử xuyên biên giới, như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tahm gia giao dịch, bảo vệ thông tin cá nhân, lưu chuyển thông tin cá nhân xuyên biên giới, trong một số hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, đồng thời rà soát quy định của pháp luật Việt Nam về những vấn đề này.
40 Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động của người tiêu dùng thành phố Hà Nội / Nguyễn Trọng Hải, Vương Linh Phương, Vũ Thị Hạnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 614 .- Tr. 109 - 111 .- 658
Bài viết phân tích mô hình chấp nhận công nghệ và mở rộng ứng dụng của nó vào việc khám phá mối liên hệ giữa ý định sử dụng thương mại di động và các nhân tố bao gồm chuẩn chủ quan, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, tính di động và nhận thức sự tin tưởng. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã chỉ ra rằng các nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, tính di động và nhận thức sựu tin tưởng. Kết quả hồi quy đa biến đã chỉ ra rằng các nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và tính di động có tác động đáng kể và thuận chiều với ý định hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại di động.