CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ

  • Duyệt theo:
81 Chữ, nghĩa và dịch thuật / Vũ Văn Đại // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 5 (272) .- Tr. 3 - 10 .- 400

Đề xuất các bước giải nghĩa của văn bản nguồn và biểu hiện nghĩa đó trong văn bản đích sau khi phân tích một số lỗi điển hình trong một bản dịch đã công bố.

82 Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ / Nguyễn Văn Đồng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 5 (272) .- Tr. 38 - 44 .- 400

Tiến hành khảo sát và xác định được 19 tiểu từ tình thái xuất hiện cuối 1603 tham thoại, chia làm hai nhóm: 5 tiều từ thuộc tiếng Việt toàn dân và 14 tiểu từ thuộc phương ngữ Nam Bộ. Từ việc xác định và phân nhóm, bài viết đi vào phân tích, lí giải các tiểu từ tình thái thuộc phương ngữ Nam Bộ.

83 Tư duy phản biện trong giáo dục ngôn ngữ / Nguyễn Văn Độ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 12(266) .- Tr. 3- 12 .- 400

Nêu lên các vấn đề về: Một số định nghĩa về khái niệm cụ thể của các nhà khoa học khác nhau; Các đặc trưng điển hình của của một người có tư duy phản biện được giới thiệu; Các hoạt động thực hành giúp đưa tư duy phản biện vào giờ học ngôn ngữ...

84 Vai trò của ngôn ngữ Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc / Vương Toàn // Ngôn ngữ .- 2017 .- Số 11(342) .- Tr. 11- 26 .- 400

Làm rõ những cơ sở để có thể khẳng định vai trò ngôn ngữ vùng của tiếng Thái trong quá trình phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

85 Ý nghĩa của các từ xuân, thu trong ngôn ngữ, văn hóa Viêt Nam và Trung Quốc / Phạm Ngọc Hàm // Ngôn ngữ .- 2017 .- Số 8(339) .- Tr. 15- 24 .- 400

Làm sáng tỏ điểm tương đồng và khác biệt về ý nghĩa biểu trưng của hai từ xuân và thu cũng như đặc điểm tri nhận về mùa trong ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, cung cấp thêm minh chứng cho quan điểm của Trịnh Gia Huyền: “ Con người ta có cùng tâm lí, tâm lí tri nhận của con người không chỉ giống nhau từ cổ chí kim mà còn không phân biệt giữa các dân tộc”.

86 Về vấn đề xây dựng thiện cảm trong ngôn ngữ thư tín thương mại / Phạm Thị Hương Giang // Ngôn ngữ .- 2017 .- Số 7(338) .- Tr. 46- 61 .- 400

Bước đầu tìm hiểu về khái niệm và vai trò của thiện cảm trong thư tín thương mại, một số chiến lược và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để xây dựng thiện cảm khi tạo lập thư tín thương mại bằng tiếng Anh và kết quả ứng dụng trong việc dạy học kĩ năng viết thư tín thương mại bằng tiếng Anh cho sinh viên ở Trường Địa học kinh tế quốc dân.

87 Sáng tạo ngôn ngữ qua một phép tu từ trong tiếng Nhật / Nguyễn Tô Chung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 9(263) .- Tr. 51- 56 .- 400

Tiến hành khảo sát các khía cạnh của các biểu thức ngôn ngữ tu từ theo quan điểm của “ phép tu từ nghiệm thân” ( embodied rhetoric).

88 Nhà văn Vi Hồng và ý thức giữ gìn ngôn ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc / Ngô Thu Thủy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 7(261) .- Tr. 94- 98 .- 400

Vi Hồng là nhà văn tiêu biểu của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Sinh ra, lớn lên và gắn bó với núi rừng Việt Bắc, Vi Hồng viết nhiều về đề tài miền núi, đặc biệt là về dân tộc Tày với một tâm niệm: viết cho người Tày mình đọc, để cho các dân tộc khác hiểu về người Tày hơn. Là một nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo, Vi Hồng luôn thể hiện ý thức gìn giữ ngôn ngữ, bản sắc văn hóa của dân tộc.

89 Đánh giá ngôn ngữ trong văn bản khoa học tiếng Việt: Kết quả bước đầu / Lâm Quang Đông // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 7(261) .- Tr. 3-14 .- 400

Nêu lên hai vấn đề lớn trong văn bản khoa học tiếng Việt là: Tiêu đề và tóm tắt không cung cấp đầy đủ thông tin cần yếu hoặc không tương thích với nội dung; Sử dụng ngôn ngữ chưa đúng ngữ vực, chưa phù hợp với đối tượng độc giả mà văn bản khoa học hướng đến.

90 Nghiên cứu cảnh quan ngôn ngữ / TS. Nguyễn Thị Kim Loan // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 7 (249) .- Tr. 47 – 57 .- 410

Trình bày một số vấn đề chung về cảnh quan ngôn ngữ và một số hướng nghiên cứu cảnh quan ngôn ngữ.