CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ
71 Dấu ấn văn hóa biển trong ngôn ngữ bài chòi Bình Đình / Đặng Thị Thanh Hoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 6 (286) .- Tr. 108 - 112 .- 400
Tập trung khai thác dấu ấn văn hóa được thể hiện trong ngôn ngữ bài chòi Bình Định: văn hóa biển.
72 Một số vấn đề giáo dục ngôn ngữ trong sự phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ / Trần Phương Nguyên // .- 2019 .- Số 3 (358) .- Tr. 38-51 .- 400
Đánh giá nhu cầu hưởng thụ giáo dục tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số để lấy đó làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách cũng như tổ chức thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ vùng tộc người thiểu số, trong đó có Đông Nam Bộ.
73 Dạy song ngữ Việt – Êđê trong trường tiểu học ở tỉnh Đắk Lắk: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Minh Hoạt // .- 2019 .- Số 4 (359) .- Tr. 58-73 .- 400
Tìm hiểu về song ngữ và dạy song ngữ Việt – Êđê ở tỉnh Đắk Lắk. Phân tích thực trạng dạy song ngữ Việt – Êđê ở một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy song ngữ Việt – Êđê ở một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
74 Một vài đặc điểm của từ tượng thanh trong tiếng Nhật và tiếng Việt / Võ Thị Bạch Liên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 2 (282) .- Tr. 29 - 35 .- 400
Khảo sát giá trị của từ tượng thanh trong tiếng Nhật và tiếng Việt, tác giả tìm ra được sử dụng để thể hiện cảm xúc của con người và năm giác quan cơ bản. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về giá trị và vẻ đẹp của từ tượng thanh trong tiếng Nhật và tiếng Việt.
75 Tìm hiểu cách đặt tên chính của các nhà khoa bảng triều Nguyễn Việt Nam / Phạm Tất Thắng // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 11 (354) .- Tr. 1 - 11 .- 621
Tìm hiểu cấu tạo tên chính của các nhà khoa bảng triều Nguyễn để góp phần làm rõ hơn những giá trị văn hóa của người Việt trong cách đặt tên người thông qua cách đặt tên của tầng lớp tri thức phong kiến Việt Nam.
76 Đường hướng tri nhận trong tiếp nhận và lĩnh hội diễn ngôn văn học / Dương Hữu Biên // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 9 (559) .- Tr. 4 - 18 .- 400
Bài viết vận dụng một số kết quả gần đây từ ngôn ngữ học tri nhận và tâm lý học tri nhận để tìm hiểu và lý giải quá trình và các cơ chế tri nhận trong việc tiếp nhận và lĩnh hội diễn ngôn văn học. Những kết quả này gắn liền với các quá trình hiểu và lĩnh hội diễn ngôn, và với những cách thức thông tin văn bản được lưu trữ trong và được phục hồi từ ký ức, trí nhớ.
77 Cơ chế chuyển di ý niệm của phạm trù ăn uống nhìn từ góc độ tác thể / Nguyễn Thị Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 37 - 44 .- 400
Phân tích cơ chế chuyển di ý niệm của phạm trù ăn uống nhìn từ góc độ tác thể, từ đó xác lập nên cơ sở lí giải một số hiện tượng ngôn ngữ trong tiếng Anh trong sự so sánh với tiếng Việt.
78 Hành động ngôn ngữ than phiền - phê phán trong tiểu phẩm báo chí tiếng Việt / Hà Văn Hậu // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 7 (350) .- Tr. 50-62 .- 400
Tìm hiểu hành động ngôn ngữ phê phán được thực hiện gián tiếp bằng hành động ngôn ngữ than phiền (nói gọn là hành động ngôn ngữ than phiền - phê phán) trong tiêu phẩm báo chí.
79 Ngôn ngữ đánh giá trong các bài phê bình sách tiếng Anh về Ngôn ngữ học / Nguyễn Bích Hồng, Phạm Hiển // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 7 (274) .- Tr. 16-24 .- 400
Sử dụng những bước cơ bản của phân tích diễn ngôn kết hợp với phương pháp thống kê thực hiện trên 10 bài phê bình sách tiếng Anh về ngôn ngữ học, từ đó đưa ra bức tranh khái quát về ngôn ngữ đánh giá được sử dụng và phân tích sâu hơn về ngôn ngữ với chức năng biểu thị thái độ.
80 Vai trò của các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện (trên cứ liệu truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao) / Nguyễn Thị Hoài An // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 7 (274) .- Tr. 47-51 .- 400
Thống kê, phân tích sự phong phú và đa dạng của các phương tiện tình thái trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao, từ đó khẳng định vai trò của thành phần tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện: góp phần khắc họa nhân vật và góp phần bộc lộ phong cách nhà văn.