CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dược liệu
41 Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm An Giang / Phùng Thị Hằng, Phan Thành Đạt, Huỳnh Thanh Thiên // Khoa học xã hội .- 2018 .- Số 6A .- Tr. 42-48 .- 610
Nghiên cứu đa dạng và sự phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại núi Cấm - An Giang đã sử dụng phương pháp điều tra thực địa trên tuyến với mục tiêu khảo sát, xác định sự đa dạng và phân bố cây thuốc mọc hoang để tìm kiếm nguồn dược liệu mới và tạo cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý, bảo tồn. Kết quả thu được 120 loài, thuộc 107 chi, 54 họ của 2 ngành thực vật là dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành ngọc lan (Magnoliophyta). Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất với 117 loài, 104 chi, 51 họ. Hệ thực vật trong phạm vi nghiên cứu có 4 nhóm dạng sống trong đó nhóm cây dạng thân thảo có số loài nhiều nhất với 44 loài và thấp nhất là nhóm cây thân gỗ với 21 loài. Rễ là bộ phận được sử dụng làm thuốc với tỉ lệ cao nhất. Thấp khớp, nhức mỏi, ho, sốt, tiêu chảy là các nhóm bệnh sử dụng cây thuốc ở đây điều trị hiệu quả nhất. Sáu loài thực vật được phát hiện có trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) được xếp vào mức độ sẽ nguy cấp (EN). Các cây làm thuốc mọc hoang ở Núi Cấm tập trung ở độ cao 400-500m tại các sinh cảnh rừng rậm, lối mòn có ít người đi lại.
42 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) / Vũ Văn Thông, Phạm Thị Thúy, Vũ Phạm Thảo Vy // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 201-206 .- 610
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là cây dược liệu quí, phân bố tự nhiên ở hầu hết các tỉnh trung du, miền núi. Thân và rễ là thành phần chính trong các bài thuốc nam chữa trị bệnh đường ruột và là nguyên liệu chiết xuất palmatin để sản xuất thuốc chữa bệnh về đường ruột trong tây y. Tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Kết quả cho thấy trong 3 chất kích thích sinh trưởng đã thử nghiệm, chất IAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất và ở nồng độ là 1.500 ppm, điều này chứng tỏ IAA có tác dụng kích thích ra rễ của hom Hoàng đằng tốt hơn so với IBA và NAA. Tuổi hom có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom cây Hoàng đằng, trong điều kiện cùng loại thuốc kích thích sinh trưởng, cùng nồng độ, cùng thời gian xử lí. Hom bánh tẻ đạt tỉ lệ ra rễ cao nhất và bằng 66,66%. Thành phần hỗn hợp ruột bầu 80% đất, 15% phân chuồng, 5% phân NPK cho tỉ lệ sống cao nhất và cây sinh trưởng tốt nhất. Ở tuần thứ 20 tỉ lệ cây sống đạt 94,67%, tỉ lệ cây chết là 5,33%.
43 Nghiên cứu phân lập và phân tích định lượng luteolin-7-O-β-D-glucuronid trong dược liệu bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) / Nguyễn Thị Nụ, Nguyễn Đình Quân, Trịnh Nam Trung // Dược học .- 2019 .- Số 11 (số 523 năm 59) .- Tr. 32-37 .- 615
Công bố một thành phần hoá học được phân lập từ phần trên mặt đất cây bồ công anh và phương pháp định lượng hợp chất này bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
44 Xây dựng quy trình phân tích đồng thời acid chlorogenic, acid ferulic, scopolein, xanthotoxin và ligustilid trong dược liệu đương quy / Phạm Thị Minh Tâm, Lê Thị Thu Cúc, Nguyễn Văn Thanh // Dược học .- 2019 .- Số 12 (số 524 năm 59) .- Tr. 17-21 .- 615
Giới thiệu kết quả phân tích đồng thời 5 thành phần acid chlorogenic, acid ferulic, scopolein, xanthotoxin và ligustilid của đương quy bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng với đầu dò PDA
45 Xây dựng quy trình định lượng rutin trong viên nén hướng tác dụng hạ đường huyết từ cao chiết lá sầu đâu (Azadirachta indica, Meliaceae) / Trần Ngọc Dung, Dương Xuân Chữ, Nguyễn Thị Ngọc Vân // Dược học .- 2019 .- Số 10 (số 522 năm 59) .- Tr. 41-45 .- 615
Trình bày kết quả xây dựng quy trình định lượng rutin trong viên nén chứa cao đặc lá sầu đâu nhằm định hướng xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm chứa cao đặc lá sầu đâu giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
46 Nghiên cứu cải thiện tính chất cao khô sấy phun ngải trắng sử dụng tá dược silicon dioxoid / Nguyễn Đức Hạnh, Trần Toàn Văn, Nguyễn Đăng Khoa // Dược học .- 2019 .- Số 9 (Số 521 năm 59) .- Tr. 17-22 .- 615
Trình bày hai phương pháp cải thiện tính chất của cao khô sấy phun ngải trắng là phương pháp phối hợp tá dược silicon dioxoid vào dịch chiết trước khi sấy phun và phương pháp trộn vật lý tá dược silicon dioxoid vào cao khô sấy phun ngải trắng nhằm cải thiện độ trơn chảy, tính hút ẩm của cao sấy phun ngải trắng, tạo thuận lợi trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm chứa cao khô ngải trắng.
47 Xây dựng quy trình định lượng đồng thời vicenin-2 và vitexin trong cao dược liệu rau đắng đất bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao / Trần Thị Tâm Nguyên, Nguyễn Hữu Sơn, Lê Thị Thu Cúc, Nguyễn Ngọc Vinh // Dược học .- 2019 .- Số 9 (Số 521 năm 59) .- Tr. 50-54 .- 615
Trình bày kết quả xây dựng quy trình định lượng đồng thời vicenin-2 và vitexin trong cao rau đắng đất góp phần nâng cao chất lượng cao và các chế phẩm chứa rau đắng đất.
48 Nghiên cứu đặc điểm vi học và thành phần hóa học lá cây trà hoa dormoy (Camellia dormoyana (Pierre) Sealy) / Trịnh Hồng Thúy, Phạm Thanh Kỳ // Dược học .- 2019 .- Số 9 (Số 521 năm 59) .- Tr. 71-74 .- 615
Thông báo kết quả nghiên cứu về đặc điểm vi học và bước đầu đánh giá về thành phần hóa học của lá cây trà hoa dormoy (Camellia dormoyana (Pierre) Sealy).
49 Nghiên cứu phân lập và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của carpain từ lá đu đủ (Carica papaya L., Caricaceae) / Nguyễn Việt Đức, Nguyễn Thị Minh Thuận, Võ Thị Bạch Huệ // Dược học .- 2019 .- Số 9 (Số 521 năm 59) .- Tr. 75-77 .- 615
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của alcaloid và các cao phân đoạn có chứa alcaloid nhằm làm sáng tỏ thêm công dụng của vài chế phẩm có dược liệu này đang xuất hiện trên thị trường.
50 KH&CN phục vụ phát triển tài nguyên dược liệu trên địa bàn TP Đà Nẵng / Vũ Thị Bích Hậu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 8(725) .- Tr.33-35 .- 610
Trình bày việc sử dụng các nguyên liệu thảo dược tự nhiên với tính an toàn cao trong chăm sóc sức khỏe con người đang là xu hướng chung trên toàn thế giới. Nắm được vấn đề này, thời gian qua TP Đà Nẵng đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong công tác bảo tồn và phát triển cây dược liệu, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp dược địa phương tăng cường sản xuất, phát triển thị phần trong và ngoài nước.