CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dược liệu
21 Xác định hàm lượng polysaccharide, phenolic và hoạt tính chống ôxy hóa của cao chiết hệ sợi chủng nấm Thượng Hoàng Tropicoporus linteus NTH-PL3 / Nguyễn Mạnh Tuấn, Hoàng Văn Hưng, Đỗ Thị Hiền, Đỗ Bích Duệ, Phạm Thị Phương Lan // .- 2023 .- Tập 65 - Số 08 - Tháng 08 .- Tr. 05-10 .- 615
Nấm Thượng Hoàng (Tropicoporus hay Phellinus) là một trong các loại nấm dược liệu quý và được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe. Nghiên cứu này được triển khai nhằm bổ sung dữ liệu về định danh phân tử chủng nấm NTH-PL3 được thu thập trong tự nhiên và xác định các hoạt chất sinh học, cũng như khả năng chống ôxy hóa của cao chiết tổng số từ hệ sợi chủng nấm Thượng Hoàng.
22 Đánh giá khả năng kháng khuẩn của vật liệu cellulose sinh học hấp phụ nano berberin / Nguyễn Hữu Tuyển, Lâm Hoàng Anh Thư, Ngô Hồng Loan, Phan Thị Kim Ngân, Hoàng Thùy Dương, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Đông Thức, Nguyễn Kim Thanh Kiều, Phạm Thanh Hồng, Ngô Võ Kế Thành // .- 2023 .- Tập 65 - Số 08 - Tháng 08 .- Tr. 15-19 .- 615
Berberin được biết đến như một loại kháng sinh thực vật với tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh. Berberin ở kích thước nano cho thấy tiềm năng khắc phục các nhược điểm về độ tan trong nước và tính sinh khả dụng, từ đó mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng. Trong nghiên cứu này, nano berberin (BerNPs) được hấp phụ trên màng cellulose vi khuẩn tạo vật liệu composite với tiềm năng ứng dụng làm vật liệu kháng khuẩn. Tính chất hạt BerNPs, cấu trúc và sự thay đổi cấu trúc bề mặt màng cellulose sinh học (Bacterial cellulose - BC) trước và sau khi hấp phụ BerNPs được khảo sát bằng phương pháp chụp FE-SEM, XRD và FT-IR.
23 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và hàm lượng aurantio-obtusin trong hạt một số mẫu giống Thảo quyết minh (Senna tora L.) trồng tại Hà Nội / Đặng Văn Hùng, Phan Thị Thu, Lương Thị Hoan, Trần Văn Thắng, Trịnh Văn Vượng, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Hà Ly, Tô Minh Tứ // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 23-27 .- 615
Nghiên cứu này được thực hiện trên 11 mẫu giống Thảo quyết minh (TQM) thu thập ở các vùng sinh thái khác nhau, được gieo trồng, đánh giá về đặc điểm hình thái, yếu tố cấu thành năng suất và hàm lượng aurantio-obtusin trong hạt tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội năm 2021. Thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 50 m2, khoảng cách trồng 40x40 cm.
24 Điều chế hydrogel chứa chitosan và dầu dừa bằng phương pháp đông lạnh - rã đông / Lê Xuân Trường, Trần Văn Thành, Hoàng Kim Nghị // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 28-32 .- 615
Nghiên cứu này nhằm xây dựng công thức cho một hydrogel chứa chitosan (CS) và dầu dừa nguyên chất (VCO) sử dụng các chu kỳ đông lạnh - rã đông (F-T) lặp lại, mục đích cho ứng dụng băng bó vết thương. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của độ thủy phân polyvinyl alcohol (PVA), nồng độ và độ dày lớp dung dịch, số chu kỳ F-T, tỷ lệ CS lên tính chất cảm quan, độ trương nở và phần gel của hydrogel. Khả năng kháng khuẩn của màng PVA/CS/VCO chống lại Staphylococcus aureus nhạy methicillin, S. aureus kháng methicillin, Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch.
25 Hoạt tính sinh học chủ yếu của tinh dầu chi Sa nhân (Amomum), họ Gừng (Zingiberaceae) / Trần Thị Minh Tâm, Nguyễn Huy Thuần // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 6(55) .- Tr. 87-96 .- 615
Sa nhân (Amomum) là chi thực vật một lá mầm, lớn thứ hai của họ Gừng (Zingiberaceae). Ở Viêt Nam, người ta đã tìm thấy 21 loài thuộc chi này. Tinh dầu Sa nhân có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm với hiệu lực ức chế cao, ngoài ra còn có khả năng chống oxy hóa mạnh. Hơn nữa, các hợp chất trong tinh dầu Sa nhân có tác dụng gây độc với các tế bào ung thư. Dựa trên các nghiên cứu đã công bố, bài viết này trình bày tóm tắt các hoạt tính sinh hoc cơ bản của một số loại tinh dầu thuộc chi Sa nhân.
26 Hợp chất carboxylic acid và anthraquinone cô lập từ phân đoạn EA-2 cao ethyl acetate của thân cây Dủ dẻ trâu / Nguyễn Thị Mỹ Hương, Nguyễn Thị Mỹ Dung // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 22 (396) .- Tr. 42-44, 47 .- 615
Nghiên cứu về thành phần hóa học của các hợp chất cô lập từ cao ethylacetate của loài M. fruticosum để đóng góp thêm nhiều kiến thức cũng như sự hiểu biết về kho tàng dược liệu quý báu của Việt Nam.
27 Nghiên cứu tạo cấu trúc mang promoter rpb1 nhằm tăng cường biểu hiện protein tái tổ hợp ở nấm dược liệu Cordyceps militaris / Trần Văn Tuấn, Nguyễn Minh Thư, Bùi Thị Khánh Linh, Phạm Thị Thu Hường, Phạm Thanh Hiền, Lê Thị Hồng Nhung, Hoàng Thị Mỹ Nhung // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 22-26 .- 580
Cordyceps militaris là loài nấm dược liệu chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như cordycepin, adenosine, pentostatin, polysaccharide, carotenoid. Tuy nhiên, hàm lượng của các hợp chất này ở các chủng nấm tự nhiên tương đối thấp. Gần đây, hệ gen của C. militaris đã được giải trình tự hoàn toàn và các gen liên quan đến sinh tổng hợp các chất có lợi đãmđược xác định. Do đó, việc nghiên cứu tăng cường sinh tổng hợp các hoạt chất quý ở C. militaris nhờ công nghệ DNA tái tổ hợp có nhiều thuận lợi. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tạo thành công vector nhị thể với vùng T-DNA mang cấu trúc tăng cường biểu hiện gen dưới sự điều hòa bởi promoter rpb1 từ chính loài C. militaris. Cấu trúc T-DNA từ vector nhị thể được chuyển vào hệ gen nấm nhờ phương pháp chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Phân tích ngẫu nhiên một số thể chuyển gen bằng PCR với các cặp mồi đặc hiệu chứng minh cấu trúc T-DNA đã được tích hợp thành công vào hệ gen C. militaris. Quan sát các thể chuyển gen dưới kính hiển vi huỳnh quang xác nhận sự biểu hiện mạnh của gen mã hóa protein huỳnh quang đỏ DsRed dưới sự điều hòa của promoter rpb1. Vector nhị thể mang promoter rpb1 tạo được trong nghiên cứu này có thể được sử dụng để tăng cường sự biểu hiện của các gen mong muốn ở nấm dược liệu C. militaris.
28 Phát triển bền vững nguồn dược liệu tại Việt Nam / Phạm Văn Duy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 16-18 .- 633.8
Bài viết tập trung phân tích thực trạng nguồn dược liệu hiện có ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để ngành dược liệu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.
29 Mở cánh cửa ra thế giới cho dầu mù u của Việt Nam / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 44-45 .- 610
Phân tích thành phần hóa học của dầu mù u, khẳng định được các công dụng chính của dầu là, làm ẩm da, mềm da, tái tạo tế bào mới, kháng khuẩn kháng viêm, giảm đau, làm lành vết thương, đặc biệt dầu mù u rất tốt cho việc phục hồi da sau chấn thương. Đây cũng là nguyên liệu mỹ phẩm đầu tiên tại Việt Nam đăng ký thành công Tiêu chuẩn COSMOS. Việc đầu tư một cách hoàn chỉnh từ nghiên cứu công nghệ sản xuất, tới đăng ký tiêu chuẩn quốc tế để rộng đường cho việc thương mại hóa và xuất khẩu sản phẩm như những gì nhóm nghiên cứu đang làm sẽ mang lại lợi ích đa chiều: tạo cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm dược liệu của Việt Nam, khuyến khích nghiên cứu và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, gắn kết và mang lại lợi ích kinh tế cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị của sản phẩm (nông dân, thương nhân, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp).
30 Tác dụng của Xuyên tâm liên trong phòng chống Covid-19 / Phùng Tuấn Giang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 56-57 .- 610
Trình bày tác dụng của Xuyên tâm liên trong phòng chống Covid-19. Xuyên tâm liên là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc thường dùng trong y học cổ truyển. Theo nghiên cứu trên thế giới, dược liệu Xuyên tâm liên có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, oxy hóa, ung thư… được dùng để điều trị các bệnh về gan, sốt, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, tiểu đường…Các nghiên cứu gần đây cho thấy rõ giá trị của loài thuốc này trong điều trị bệnh nói chung, phòng chống Covid-19 nói riêng.