CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn học--Việt Nam
41 Một số đặc điểm của động từ trong chức năng chủ ngữ / Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 03-11 .- 895
Bài viết xem xét một trong những thuộc tính kết trị bị động của động từ: động từ trong chức năng chủ ngữ (động từ - chủ ngữ). Chỉ ra thuộc tính kết trị của động từ - chủ ngữ (gồm khả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời và khả năng kết hợp với các thực từ).
42 Hủy thể tính – bản năng chết trong tác phẩm Lại chơi với lửa của Linda Lê / Sity Maria Cotika // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 101-108 .- 895
Bài viết đưa ra một hướng tiếp cận văn bản sáng tác văn học của Linda Lê thông qua dẫn giải của học thuyết Phân tâm học.
43 Phê bình và tiểu luận của Huy Cận / Biện Thị Quỳnh Nga // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 15-23 .- 895.92
Bài viết đi sâu nghiên cứu, luận giải những đặc sắc về phê bình, tiểu luận của Huy Cận, nhằm góp phần định vị một cách chính xác, trọn vẹn hơn về tầm vóc một nhà thơ, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.
44 Thơ Huy Cận trong tiếp nhận của lý luận phê bình văn học miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 / Trần Hoài Anh // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 35-46 .- 895.92
Bài viết nhận diện giá trị về tài năng, địa vị, đóng góp của Huy Cận đối với nên văn học dân tộc qua cái nhìn đa diện, đa chiều, khách quan, khoa học của các nhà lý luận, phê bình văn học ở miền Nam. Xác định hệ giá trị cần được trân trọng, giữ gìn, phát huy đối với một thi tài của dân tộc – Nhà thơ, Nhà văn hóa Huy Cận.
45 Văn hiến Việt Nam – chủ nghĩa yêu nước, xuyên suốt hai nghìn năm – hai trong bốn / Phong Lê // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 47-55 .- 895.92
Bài viết khái quát lịch sử văn học Việt Nam, từ điểm nhìn chủ nghĩa yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước. Khẳng định nội dung yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, không một lúc nào ngừng nghỉ trong sự phát triển của nền văn học dân tộc.
46 Cái cũ và cái mới trong thơ Việt Nam hiện đại / Đặng Anh Đào // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 56-62 .- 895.92
Bài viết này nhằm mục đích đi tìm sự song hành giữa thơ Việt Nam hiện đại và thơ nước ngoài. Cho thấy cái quyết định giá trị của thơ không là Cũ hay Mới, bởi khi thời gian trôi đi, Cái Mới trở thành cũ. Điều quyết định là tài năng.
47 Văn học dịch Việt Nam trong bối cảnh ngành Việt học ở Nhật / Lê Thị Thanh Tâm // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 63-71 .- 895
Bài viết mô tả tiến trình văn học dịch Việt Nam bao gồm cách tiếp cận, cách đánh giá, dịch thuật, phổ biến của một số nhà nghiên cứu văn học Việt Nam tại Nhật Bản, đặt trong bối cảnh ngành Việt học ở Nhật nhằm xác định vai trò của một bộ phận văn học dịch đối cới sự phát triển của Việt Nam học trong khu vực.
48 Về kinh nghiệm hư vô như là khả thể hiện hữu khác trong văn chương của Linda Lê / Phạm Văn Quang // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 86-100 .- 895
Bài viết phác họa một số nét cơ bản để làm nổi bật những đặc trưng ấy, đồng thời giả định rằng đó chính là những yếu tố cho phép nói đến mọt tư duy văn chương hư vô của Linda Lê.
49 Hành trình phản tư sự thống trị nam giới trong tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thuý / Nguyễn Thuỳ Trang // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Tr. 39 - 50 .- 895.928
Giữa rừng văn chương rộng lớn, tiếng nói của Đỗ Bích Thuý vẫn không lẫn vào ai, vì sáng tác của chị là sự hoà quyện đặc biệt và tuyệt diệu giữa phận đời nữ giới và bản sắc văn hoá miền núi phía Bắc. Sau nhiều tác phẩm đã phát hành, tiểu thuyết Chúa đất một lần nữa đã khẳng định tài năng và phong cách của Đỗ Bích Thuý. Tác phẩm như một khúc hoan ca về tình yêu, quyền tự do cá nhân và hạnh phúc của con người trong hành trình phản tư sự thống trị nam giới.
50 Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư / Nguyễn Thị Hoài Phương // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 51 – 57 .- 895.92
Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để khai thác sự thiên vị của tác giả dành cho người phụ nữ. Và để làm bật được ý đồ của mình, tác giả đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó, ngôn ngữ hội thoại được xem là một trong những phương thức biểu đạt rõ nét nhất thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng cách xây dựng những hình thức hội thoại, vai giao tiếp và các yếu tố phi ngôn ngữ, nhân vật có khả năng tự bộc lộ mình, thể hiện và soi chiếu chính mình trong các mối quan hệ với những nhân vật khác.