CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn học--Việt Nam

  • Duyệt theo:
51 Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư / Nguyễn Thị Hoài Phương // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 51 – 57 .- 895.92

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để khai thác sự thiên vị của tác giả dành cho người phụ nữ. Và để làm bật được ý đồ của mình, tác giả đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó, ngôn ngữ hội thoại được xem là một trong những phương thức biểu đạt rõ nét nhất thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng cách xây dựng những hình thức hội thoại, vai giao tiếp và các yếu tố phi ngôn ngữ, nhân vật có khả năng tự bộc lộ mình, thể hiện và soi chiếu chính mình trong các mối quan hệ với những nhân vật khác.

52 Chuyện kể trên đường kách mệnh Vừa đi đường, vừa kể chuyện - một tác phẩm tự thuật hiếm và quý / Trần Thị Lam // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 7 - 24 .- 800

Bài viết lược khảo những thay đổi trong ba tập bản thảo của Vừa đi đường, vừa kể chuyện để hiểu rõ hơn tác phẩm đã được viết như thế nào, đồng thời đề xuất một cách đọc mới dựa trên lý thuys tự truyện đối với tác phẩm này.

53 Ý thức về đối tượng tiếp nhận trong văn chính luận Hồ Chí Minh / Phạm Thị Như Thuý // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 25 - 30 .- 895.922

Nghiên cứu sự phân định đối tượng tiếp nhận văn chính luận Hồ Chí Minh. Phân tích ngôn ngữ, giọng điệu văn chính luận trong các hoạt động giao tiếp giữa Hồ Chí Minh với khách thể thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp, dân tộc và đối thủ. Xác định nghệ thuật chọn lựa ngôn từ, cách thức tổ chức diễn ngôn phù hợp với từng đối tượng đều nhằm mục đích cuối cùng là phản ánh hiện thực xã hội, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người vào quá trình làm thay đổi bản thân và hoàn cảnh.

54 Từ không tưởng đến giải/phản không tưởng: sự vận động của diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết Làng Thụ Hoạt / Nguyễn Thị Thuý Hạnh // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 59 - 69 .- 895.92244

Bài viết tập trung chỉ ra sự vận động của diễn ngôn tự sự: từ không tưởng (utopia) đến giải/phản không tưởng (dystopia) - được thể hiện qua những yếu tố của hình thức trần thuật, đồng thời đặt tiếu thuyết Làng Thụ Hoạt trong tương quan với những đặc điểm cơ bản của văn học không tưởng để nhận diện nét riêng trong nghệ thuật tự sự của nhà văn.

55 Sự lựa chọn ngôn ngữ đánh giá tình cảm trong một số truyện ngắn Việt Nam / Trần Văn Phước // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 9 (289) .- Tr. 3 - 15 .- 895

Bài báo vận dụng Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá của Martin & White (2005) và thu thập và mô tả sự chọn lựa ngôn ngữu đánh giá tình cảm (affect) nhân vật của năm tác giả Việt Nam trong năm truyện ngắn tiếng Việt. Đưa ra một số nét tương đồng, dị biệt của từng nhóm tác giả khi lựa chọn bình diện ngữ nghĩa và phương diện từ vựng - ngữ pháp đánh giá cũng đã được phân tích.

56 Trường nghĩa chỉ người trong tiểu thuyết "Mảnh đất lắm nhiều người ma" của Nguyễn Khắc Trường / Dương Đức Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 9 (289) .- Tr. 75 - 82 .- 400

Bài viết phân lập 765 từ ngữ chỉ người trong tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của tác giả Nguyễn Khắc Trường thành 10 tiểu trường, tiến hành miêu tả, phân tích đặc điểm và vai trò của các từ ngữ này trong việc khắc hoạ đặc điểm của nhân vật. Từ đó nêu một số nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của nhà văn.

57 Khảo sát tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa "mắt" trong ca dao cổ người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975 / Đỗ Thị Hương Bưởi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 9 (289) .- Tr. 83 - 89 .- 400

Bài viết tóm lược khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ (THTM) và mô tả các dạng của THTM, khảo sát các câu thưo có liên quan đến các danh từ, động từ, tính từ, có thể trực tiếp kết hợp với "mắt" hoặc xuất hiện một mình để miêu tả cụ thể các đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của "mắt' và trong mỗi lần xuất hiện chúng sẽ mang thêm những ý nghĩa biểu đạt mới làm phong phú thêm ý nghĩa thẩm mĩ của THTM thuộc trường nghĩa "mắt".

58 Ẩn dụ bổ sung trong thơ mạng đương đại Việt Nam (Qua một số bài thơ của Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Thiên Ngân) / Bùi Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 9 (289) .- Tr. 90 - 98 .- 400

Bài viết chỉ ra những đặc điểm về ẩn dụ bổ sung trong thơ mạng đương đại Việt Nam qua một số tác phẩm của ab nhà thơ Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Thiên Ngân.

59 Chủ thể thuộc địa và những diễn ngôn về người Pháp (Trường hợp Quốc văn giáo khoa thư, Những trò lố hay là Varenne và Phan Bội Châu, Người Đầm) / Trần Văn Toàn // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 66 - 78 .- 400

Trình bày các mục như sau: 1. Đặt vấn đề; 2. Diễn ngôn về người Pháp trong Quốc văn Giáo khoa thư; 3. Diễn ngôn về người Pháp trong Những trò lố hay là Varenne và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc; 4. Diễn ngôn về người Pháp trong Người đầm của Thạch Lam và 5. Kết luận.

60 Người Hoa với Chiêu Anh Các - “Salon văn học” quốc tế đầu tiên của Việt Nam / Đoàn Lê Giang // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 7 (569) .- Tr. 3 - 11 .- 400

Điểm qua thành tựu nghiên cứu về Tao đàn Chiêu Anh Các, những giá trị nổi bật của Tao đàn này, trong đó tập trung nhất là thơ phú của Tao đàn Nguyên súy Mạc Thiên Tích.