CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn học--Việt Nam
31 Giải cấu trúc thể loại – nhìn từ sự tương tác giữa văn xuôi và thơ trong văn học Việt Nam sau 1986 / Lê Dục Tú // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 11(585) .- Tr. 91-97 .- 800.01
Đề cập đến sự giao thoa thể loại giữa văn xuôi và thơ trong văn học Việt Nam sau 1986, một trong những sự tương tác xuất hiện thường xuyên trong văn chương Việt Nam hiện nay. Khảo sát trên một số bình diện cụ thể, qua một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu, bài viết khẳng định những phương thức sáng tác hiện đại, đánh giá những thành công và sự dịch chuyển trong đời sống văn chương đương đại hôm nay.
32 Văn học Việt Nam trong tầm nhìn của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đương đại / Nguyễn Thị Hiền // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 9(583) .- Tr. 58-76 .- 800.01
Khảo sát nguồn nhân lực và tình hình dịch thuật, nghiên cứu văn học Việt Nam tại Hàn Quốc trong tầm nhìn của các học giả Hàn Quốc đương đại, tức từ thập niên 1990 đến nay.
33 Tính hình tượng và biểu cảm trong tác phẩm Sứ điệp tình thương của Nguyễn Xuân Văn / Đoàn Xuân Dũng // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 7(581) .- Tr. 49-57 .- 895.92
Phân tích và nhấn mạnh Sứ điệp tình thương được tác giả viết với tất cả tâm hồn dành cho đấng mà mình yêu mến nhất. Đây là tập thơ dài mà dòng thơ đều mang tính hình tượng sinh động và biểu cảm nhịp điệu trữ tình.
34 Đấu tranh tư tưởng và thay đổi hệ hình văn nghệ (tranh luận về tân văn hóa ở Việt Nam, 1945-1946) / Phạm Xuân Thạch // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 6(580) .- Tr. 12-25 .- 895
Nhìn lại cuộc đấu tranh về tân văn hóa theo đường lối Mác xít ở Việt Nam những năm sau Cách mạng tháng tám từ lý thuyết trường văn học. Quan niệm về tân văn nghệ của Trương Tửu không hề khác với quan niệm của đề cương văn hóa Việt Nam về nội dung, mà ở phương thức quan hệ.
35 Văn học Việt Nam Pháp Ngữ như một hiện tượng giao thao của trường văn học / Nghiên cứu Văn học // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 6(580) .- Tr. 26-41 .- 800
Giới thiệu các tác nhân trung giới của bộ phận văn học Việt Nam Pháp ngữ trong sự tiếp xúc với trường văn học Việt Nam và trường văn học Pháp.
36 Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật – một dấu mốc quan trọng trên diễn trình tái trứ tác Tây qua truyện / Nguyễn Thanh Tùng, Trịnh Thùy Dương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 03(577) .- Tr. 22-35 .- 895
Nhìn nhận Quả dưa đỏ như một trình hiện tiêu biểu, một dấu mốc quan trọng của việc tái diễn giải tác phẩm Tây qua truyện. Thông qua việc so sánh giữa hai văn bản, bài viết sẽ chỉ ra và giải mã những yếu tố được bảo lưu, những “khoảng trống” được khỏa lấp trong tác phẩm qua quá trình tái trứ tác, đồng thời lí giải những đặc điểm này từ những “động hình” xã hội đương đại thời ẩn sau.
37 Tiếp nhận M.Bulgakov ở Việt Nam – vấn đề và thực tiễn / Vũ Công Hảo // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 11(573) .- Tr. 26-31 .- 800
Khái quát quá trình tiếp nhận cũng như những căn cứ khiến M. Bulgakov và sáng tác của ông đang dần trở nên gần gũi, quen thuộc ở Việt Nam.
38 Phê bình văn hóa – văn học của kiều thanh quế qua chuyên mục đọc, điểm sách / Đào Thị Hải Thanh // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 11(573) .- Tr. 48-58 .- 800
Tập trung tìm hiểu đặc điểm phê bình đọc sách, điểm sách của Kiều Thanh Quế, từ đó khẳng định vị trí của ông trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng tám.
39 Các biểu thức ngôn ngữ để hô trong văn bản hành chính tiếng Việt / Nguyễn Văn Tuyên // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 32-37 .- 895
Đặt ra vấn đề và cách giải quyết các sai phạm về quy tắc ngôn ngữ trong các văn bản hành chính tiếng Việt.
40 Một số cách thức sử dụng ngôn ngữ mới lạ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại / Trương Thị Kim Anh // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 68-80 .- 895
Bài viết nói về sự thay đổi của hình thức ngôn ngữ của tiếng Việt sau nhiều thời gian thay đổi, và sự hình thành của nhiều kiểu ngôn ngữ mới lạ, góp phần vào thay đổitư duy nghệ thuật, tạo điều kiện cách tân tiểu thuyết, mở ra nhiều chiều kích mới cho người đọc khi bước vào địa hạt tiểu thuyết Việt Nam đương đại.