CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn học--Việt Nam

  • Duyệt theo:
21 Vấn đề xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay / Hồ Sĩ Quý // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 3-16 .- 800.01

Bài viết bàn về giá trị và hệ giá trị, xác định hệ giá trị văn học nghệ thuật Việt Nam. Từ đó đề xuất một phương án hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam giai đoạn hiện nay.

22 Đi tìm cơ chế tư duy nghệ thuật trong quan hệ sinh thái và văn học, tham chiếu trường hợp sinh thái Văn học Nam Bộ / Hồ Quốc Hùng // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 4(590) .- Tr. 89-95 .- 800.01

Tìm hiểu cơ chế tư duy nhận thức thế giới, cảm thụ nghệ thuật và diễn ngôn văn bản. Từ đó chỉ ra sự khác biệt sinh thái tự nhiên cùng Nam bộ đã tạo ra sức sống riêng cho văn học so với vùng văn học phía Bắc (Việt Nam) qua một số biểu hiện trong sáng tác của các nhà văn phía Nam.

23 Các thiết chế và vai trò của chúng trong tiến trình văn học / Trần Văn Toàn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 5(591) .- Tr. 87-96 .- 800.01

Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của các thiết chế trong sự vận động và biến đổi của lịch sử văn học Việt Nam, qua đó nhân thức rõ hơn một vấn đề lí thuyết văn học như một diễn ngôn.

24 Tư tưởng văn nghệ Diên An và tình hình tiếp nhận tại Việt Nam giai đoạn 1940-1960 / Ngô Viết Hoàn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 119-131 .- 800.01

Tập trung luận giải về tình hình tiếp nhận tư tưởng Mao Trạch Đông tại Việt Nam giai đoạn 1940-1960, qua đó phần nào liên hệ với sự dịch chuyển về tư tưởng văn nghệ tại Việt Nam qua hai giai đoạn 1930-1945 và 1945-1975.

25 Nguyễn Du và Truyện Kiều trong đời sống văn học miền Nam trước 1975 / Trần Hoài Anh // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 12(586) .- Tr. 71-86 .- 800.01

Phân tích và tìm hiểu những nội dung cơ bản trong việc nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 trên các bình diện như: Cuộc đời và văn nghiệp Nguyễn Du; Hoàn cảnh sáng tác và nguồn gốc Truyện Kiều; Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều; Tình yêu trong Truyện Kiều; Một số bình diện nghiên cứu khác về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

26 Tính thiêng, tính phàm và tính chơi của văn chương / Lê Huy Bắc // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 23-29 .- 800.01

Phân tích tính thiêng, tính phàm và tính chơi của văn chương. Tính thiêng, tính phàm và tính chơi đều là căn tính của văn chương. Xuất phát từ tính phàm, nhà văn đề xuất cuộc chơi ngôn từ để hướng người đọc đến thế giới thiêng. Trong mối quan hệ giữa chúng, tính chơi đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo cầu nối ngôn ngữ qua lập mã và giải mã.

27 Sự thiết lập diễn ngôn phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1958 / Hoàng Phong Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 75-89 .- 800.01

Phân tích sự hình thành và củng cố của các diễn ngôn hợp thức, chỉ ra đặc điểm có tính quy ước và tính lịch sử của chúng. Từ đó, bài viết nhấn mạnh rằng sự hình thành và khẳng định quyền lực của diễn ngôn không chỉ phụ thuộc vào định chế tổ chức mà còn do cả sự tham dự của chính những người tham gia.

28 Thế giới quan tự nhiên trong truyện truyền kỳ Việt Nam / Phạm Văn Hóa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 82-89 .- 800.01

Phân tích mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, tìm hiểu, lý giải nguyên nhân, ý nghĩa của quan niệm về tự nhiên của con người đương thời được phản ánh trong tác phẩm truyền ký trung đại Việt Nam. Qua đó, thấy được đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm và đạo đức của con người Việt Nam trong xã hội phong kiến.

29 Vận dụng lý thuyết văn học của M.M. Bakhtin trong nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc độ văn hóa / Phan Trọng Hoàng Linh // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 10(584) .- Tr. 82-91 .- 800.01

Khái quát, phân tích và đánh giá việc tiếp nhận lý thuyết văn học của M.M. Bakhtin trong nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc độ văn hóa. Từ đó đề xuất một vài ý kiến đối thoại đối với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tiền bối và chỉ ra một số tiềm năng lý thuyết có thể tiếp tục khai thác.

30 Mối quan hệ giữa phê bình phản hồi – độc giả và lý thuyết tiếp nhận / Lê Thị Kim Loan // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 11(585) .- Tr. 85-90 .- 800.01

Tìm hiểu, làm rõ mối quan hệ giữa hai hiện tượng nổi bật nhất, phổ biến nhất xoay quanh người đọc trong đời sống văn học: phê bình phản hồi – độc giả và lý thuyết tiếp nhận.