CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn học--Việt Nam
1 Diễn ngôn thế tục trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại / Đỗ Thị Cẩm Nhung // .- 2024 .- Tháng 2 .- Tr. 119-128 .- 800.01
Tập trung nghiên cứu biểu hiện của diễn ngôn thế tục hóa trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại. Từ góc nhìn của diễn ngôn thế tục hóa, thể chân dung văn học Việt Nam đương đại sẽ trở thành một nhân chứng lịch sử cho một thời kì đổi mới của đất nước
2 Một vài vấn đề về phương thức “cố sự tân biên” trong kịch Lưu Quang Vũ / Trần Đình Nhân // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 125-135 .- 895.922
Tập trung vào tìm hiểu phương thức sáng tác vô cùng độc đáo này trong hệ thống các vở kịch của Lưu Quang Vũ.
3 Văn học Khmer Nam Bộ: thành tưu nghiên cứu và những vấn đề đặt ra / Nguyễn Thị Kiều Tiên // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 2(612) .- Tr. 84-92 .- 800.01
Tập trung phân tích 2 nội dung chính: Thứ nhất là giới thiệu những thành tựu trong công tác sưu tầm, nguồn tư liệu, hoạt động nghiên cứu văn học Khmer những năm gần đây; Thứ hai là chỉ ra những thách thức, định hướng về bảo tồn phát huy văn học Khmer Nam Bộ trên một số phương diện.
4 Nhóm phái văn học trong lịch sử Việt Nam thời trung đại / Trần Trọng Dương // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 4(614) .- Tr. 40-51 .- 800.01
Bài viết nghiên cứu các nhóm phái trong văn học Việt Nam thời trung đại từ góc độ lịch sử xã hội. Luận điểm trong bài viết cho rằng các nhóm phái văn học thời trung đại được phân chia theo các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng, bao gồm: Văn học Nho giáo, văn học Thiên Chúa Giáo, và các nhóm văn học dân gian.
5 Trí thức nhà nước và sự kiến tạo định chế văn học mới : trường hợp Đặng Thai Mai / Hoàng Phong Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 12 (610) .- Tr. 8-17 .- 895
Phân tích giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp hoạt động văn học nghệ thuật của Đặng Thai Mai (năm 1945-1946) trong vai trò trí thức nhà nước. Qua đó, làm rõ hai sự thiết lập quan trọng của ông cho hệ thống định chế của nền văn hóa nghệ thuật mới: tính giai cấp của văn hóa, tính chính trị của nghệ thuật.
6 Nhất Linh trong sự tiếp nhận của văn học miền Nam 1954-1975 / Trần Hoài Anh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 11 (609) .- Tr. 24-36 .- 800
Những luận giải qua các phương diện tiếp nhận Nhất Linh như: Nhất Linh với tiến trình vận động của lịch sử văn học nước nhà; Nhất Linh với Tự lực văn đoàn và báo Phong hóa, ngày nay; Nhất Linh – Tài năng nghệ thuật và Sự nghiệp văn chương; Nhất Linh – Nhan cách và văn cách; Luận về cái chết của Nhất Linh của các nhà nghiên cứu văn học ở miền Nam là những minh chứng sinh động xác quyết cho sự hiện hữu của Nhất Linh trong đời sống văn học miền Nam 1954-1975.
7 Diễn ngôn chấn thương trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại / Đỗ Thị Cẩm Nhung // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 11 (609) .- Tr. 110-117 .- 895
Tiếp cận truyện ngắn Việt Nam hai thập niên đầu thế kỉ XXI trên một số phương diện của đời sống xuất bản, điều kiện của việc công bố tác phẩm, đội ngũ sáng tác, những biểu hiện của sự tiếp nối, những biến chuyển trong thế giới nghệ thuật được người viết tạo tác.
8 Nguyễn Đình Chiểu và Công giáo hay sự đối mặt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX / Đỗ Thu Hiền // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 10 (608) .- Tr. 21-32 .- 895.92
Nghiên cứu thái độ của Nguyễn Đình Chiểu đối với Công giáo biểu hiện trong sáng tác của ông như một trường hợp để thêm một góc nhìn về sự đối mặt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây trong một hoàn cảnh lịch sử đặc thù cuối thế kỉ XIX.
9 Tự lực văn đoàn : sau 90 năm nhìn lại / Phong Lê // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 10 (608) .- Tr. 46-51 .- 895.923
Nhìn lại những dấu ấn chính trong 90 năm tồn tại và ảnh hưởng; nhấn mạnh đến hai đóng góp lớn của Tự lực văn đoàn cho đời sống văn học và đời sống văn hóa – tinh thần của dân tộc: thứ nhất, góp công đầu vào việc đấu tranh giải phóng cá nhân ra khỏi mội kiềm tỏa của lễ giáo và ý thức hệ phong kiến đè nặng lên đời sống tinh thần của dân tộc trong hàng nghìn năm; thứ hai, thực hiện yêu cầu hiện đại hóa, với vai trò tiên phong của nó trong văn chương dân tộc.
10 Xuất bản như một kiến tạo chuẩn mực thẩm mĩ : tiếp cận xã hội học văn học về nhà xuất bản Đời Nay những năm 1934-1937 / Đoàn Ánh Dương // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 10 (608) .- Tr. 103-117 .- 895.92
Tìm hiểu hoạt động xuất bản sách của Tự lực văn đoàn ở giai đoạn đầu tiên, khi mà Tự lực văn đoàn trình ra những sáng kiến khiến cho Đời Nay trở thành một nhà xuất bản chuyên biệt về văn chương năng động bậc nhất vào lúc bấy giờ.