CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nông nghiệp
51 Nhân tố ảnh hưởng nhận thức rủi ro của nông hộ sản xuất trái cây hàng hóa tại tỉnh Sơn La, Việt Nam / Hồ Văn Bắc, Vũ Thị Hải Anh, Hà Minh Tuân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 4 .- Tr. 36-50 .- 330
Sản xuất trái cây hàng hóa nói chung đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau có thể ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Nhận diện đúng các nguồn rủi ro là điều kiện tiên quyết để đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chúng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 14 nguồn rủi ro mà nông hộ sản xuất trái cây hàng hóa nhận thức trên địa bàn nghiên cứu. Trong số đó, chất lượng giống cây trồng, thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại là những nguồn rủi ro được xem là có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả sản xuất của hộ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức nguồn rủi ro, trong đó, tiếp cận thông tin khuyến nông và vốn tín dụng nông nghiệp có thể giảm bớt lo lắng và rủi ro của hộ trong sản xuất trái cây hàng hóa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý một số chính sách nhằm hỗ trợ nông dân giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro đến kết quả sản xuất của hộ trên địa bàn.
52 Đóng góp của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và hướng hợp tác với Châu Phi giai đoạn 2021-2030 / Lê Quý Kha, Đào Thế Anh, Lê Quang Thắng // .- 2021 .- Số 10 (194) .- Tr. 19-31 .- 327
Đóng góp của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nông thôn được viện Khoa học Nông nghiệp đánh giá cao trong giai đoạn 2010-2020. Mức độ cơ giới hóa trồng trọt đạt kết quả khích lệ, giúp nông dân tăng lợi nhuận khoảng 20-30% so với áp dụng cơ giới hóa. Kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, chuỗi giá trị bền vững được hình thành. Châu Phi vẫn còn 40% dân số nghèo đói, từ đó sinh bất ổn chính trị xã hội. Với những đóng góp trên nền nông nghiệp không những là bệ đỡ cho Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế với Châu Phi và nhiều nước.
53 Mô hình chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp / Nguyễn Xuân Huynh // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 109-111 .- 658
Phát triển các mô hình liên kết chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề thời sự. Đặc biệt, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị của nông sản phẩm đã tạo dựng những mối quan hệ giữa ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu... Nhiều doanh nghiệp đầu mối đầu tư triển khai các chuỗi liên kết giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cho lĩnh vực này bước đầu được triển khai, nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
54 Nông nghiệp Việt Nam cần những bước chuyển dịch mới để phát triển bền vững / Nhật Khang // .- 2021 .- Số 249+250 .- Tr. 15-16 .- 338.1
Chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ khắc phục được nhiều điểm yếu trong việc sản xuất nhỏ lẻ, giúp nông dân, hợp tác xã doanh nghiệp đạt năng suất cao, chi phí nông nghiệp giảm. Đầy cũng là giải pháp đột phá tạo động lực cho sự phát triển tăng trưởng bền vững. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chính sách chiến lược phát triển nông thôn bám sát chiến lược chuyển đổi số quốc gia để tạo ra môi trường phát triển dịch vụ số hóa cho khu vực nông thôn.
55 Thu nhập phi nông nghiệp của hộ dân cư vùng đồng bằng Sông Cửu Long / Nguyễn Tuấn Kiệt, Trịnh Công Đức, Từ Minh Lý // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 292 .- Tr. 68-77 .- 330
Mục tiêu của bài viết là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của hộ dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2012 đến 2016. Bài viết sử dụng số liệu khảo sát mức sống hộ dân cư gồm 5.715 quan sát. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp tổng hợp, tỷ lệ thu nhập tự kinh doanh, tỷ lệ thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp biến động tăng trong giai đoạn 2012-2016. Ước lượng Tobit cho thấy tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp tương quan cùng chiều với tổng thu nhập. Đồng thời nhân tố tuổi, nam giới, diện tích đất, số rủi ro, tiền trợ cấp tác động làm giảm tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp nhưng trình độ và số thành viên tác động làm tăng tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng cho các địa phương xây dựng chiến lược nâng cao thu nhập theo hướng gia tăng kinh tế phi nông nghiệp ở cấp độ hộ.
56 Phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay / Võ Hữu Phước, Trương Thị Thu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 22-24 .- 330
Trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố cấu thành của nông nghiệp xanh, cơ chế, chính sách và thực trạng phát triển nông nghiệp xanh Việt Nam hiện nay, bài viết nhận diện những “điểm nghẽn” trong quá trình phát triển nền nông nghiệp Việt Nam tiến tới nông nghiệp xanh. Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh bền vững.
57 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành nông nghiệp trong canh tác lúa của nông hộ ở một số tỉnh ở Việt Nam / Nguyễn Đức Kiên // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 83-93 .- 658
Nghiên cứu phân tích nhân tố tác động đến lựa chọn áp dụng thực hành nông nghiệp của hộ trồng lúa bằng cách sử dụng bộ dữ liệu bảng ở các tỉnh được lựa chọn. Chiến lược ước lượng hai giai đoạn được phát triển để đánh giá quyết định lựa chọn và mức độ áp dụng bốn thực hành nông nghiệp qua thời gian, đồng thời cho phép sự tác động qua lại giữa các quyết định đó trong mỗi nông hộ. Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng rõ ràng và liên tục theo thời gian về sử dụng giống mới và cơ giới hóa, trong khi sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu cho thấy xu hướng tăng trong quá khứ nhưng đã giảm đi phần nào trong những năm gần đây. Lựa chọn của nông dân về việc áp dụng bốn thực hành nông nghiệp nêu trên bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quy mô trang trại, giá đầu vào và đầu ra, và điều kiện kinh tế xã hội vĩ mô như thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp và tỉ lệ dân số thành thị.
58 Nguyên nhân và những hệ quả của việc nông dân mất đất trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay / Nguyễn Thanh Xuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 76-78 .- 330
Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng đã kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Các đô thị mới được thành lập, những đô thị đang có được mở rộng về quy mô. Xu hướng này vừa thể hiện tính tích cực bất nhịp với cuộc sống hiện đại, nâng cao một bộ phận đời sống nhân dân vừa có một số hệ lụy như diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, người nông dân có xu hướng thất nghiệp và bị bần cùng hóa. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích nguyên nhân và hệ quả của việc nông dân mất đất canh tác và gợi ý một số giải pháp phù hợp.
59 Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tối hiệu quả kỹ thuật doanh nghiệp nông nghiệp và thủy sản khu vực miền Trung / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 55-57 .- 330
Khu vực miền Trung với đường bờ biển kéo dài, khí hậu thời tiết khắc nghiệt nên biến đổi khí hậu có ảnh hưởng không chì đến sản xuất của người nông dân mà cả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tới hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại khu vực Miền Trung Việt Nam giai đoạn 2000-2018.
60 Chuyển dịch cơ cấu cơ cấu nông nghiệp Hà Nội trong bối cảnh phát triển mới của Thủ đô / Phạm Văn Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 28-30 .- 330
Trong những năm vừa qua, cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, góp phần đáng ké vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020 đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nhiều nhân tố mới xuất hiện ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô. Đồng thời, Hà Nội vân còn những tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn, chưa được khai thác. Do đó, việc cơ cấu lại, thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong điều kiện phát triển mới của Thủ đô là rất cần thiết.