CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nông nghiệp
71 Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam / Phạm Hồng Chương, Trần Công Thắng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 8 (168) .- Tr. 44 - 54 .- 330
Trình bày tổng quan về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, phân tích các rào cản hạn chế doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
72 Vận động nông dân tham gia liên kết sản xuất trong nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp / Nguyễn Việt Thanh, Phan Thị Minh Hiền // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 49-56 .- 330
Ở Việt Nam, Hội Nông dân giữ vai trò quan trọng, làm cầu nối liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất trong nông nghiệp, giúp nông dân làm giàu. Trong những năm gần đây, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã có đóng góp tích cực trong việc vận động nông dân tham gia các hình thức liên kết sản xuất trong nông nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực, làm thay đổi toàn diện kinh tế nông thôn của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con nông dân ở tỉnh Đồng Tháp.
73 Nghiên cứu ứng dụng phế phẩm nông nghiệp bả sả và thân cây dứa dại vùng Nam bộ để giảm thiểu tác hại môi trường / Huỳnh Lê Huy Cường, Nguyễn Ngọc Kim Tuyến, Huỳnh Bảo Long, Đào Minh Trung // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 17 (319) .- Tr. 27 - 30 .- 363
Tận dụng các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên và phế phẩm nông nghiệm để gia cường cho vật liệu composite trên nền nhựa phenol, một hướng ứng dụng mới giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao tính kinh tế của cây trồng và đa dạng hóa vật liệu composite.
74 Hợp tác phát triển nông nghiệp Việt Nam - Ấn Độ / Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Ưng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 8 – 15 .- 327
Tập trung làm rõ thực trạng và tiềm năng hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Ấn Độ.
75 Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Cứu Long / Nguyễn Văn Trọn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 146-149 .- 330
Trình bày tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề xuất một số giải pháp.
76 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp trong bối cảnh mới / Phạm Văn Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 4-6 .- 332.63
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp Việt Nam; nguyên nhân của các hạn chế, bất cập; những giải pháp lớn thu hút FDI cho nông nghiệp trong thời gian tới.
77 Phòng ngừa quỹ tín dụng đen đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn / Nghiêm Văn Bảy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 6(191) .- Tr. 24-27 .- 332.1
Bài viết phân tích những tác động xấu của quỹ tín dụng đen và đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa sự hoạt động của quỹ tín dụng đen để phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.
78 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn đo lường hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp: trường hợp nuôi tôm vùng chuyển đổi tại Kiên Giang / Nguyễn Thùy Trang, Huỳnh Việt Khải, Võ Hồng Tú, Trần Minh Hải // .- 2019 .- Số 14 (1) .- Tr. 115-125 .- 363
Giới thiệu đo lường hiệu quả môi trường bằng cách tiếp cận phân tích giới hạn biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier analysis).
79 Thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam / Tôn Hoàng Thanh Huế, Đỗ Thị Hà Thương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 538 .- Tr. 72-74 .- 658
Đánh giá những rào cản của doanh nghiệp trong nước khi đầu tư vào nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua, từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới.
80 Kinh nghiệm thu hút FDI trong ngành nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á / Phạm Thu Hương, Vĩnh Bảo // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 1 (161) .- Tr. 34 – 40 .- 327
Các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia trong thời gian qua đã thực hiện nhiều chính sách mở cửa, thu hút FDI trong ngành nông nghiệp. Một số chính sách của các nước này có thể tham khảo, bao gồm chính sách tự do hóa FDI trong nông nghiệp, thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm, những ưu đãi thuế và tài chính trong thu hút FDI vào ngành nông nghiệp.