CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông nghiệp

  • Duyệt theo:
61 Cao Bằng đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới / Hoàng Việt Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 105-107 .- 330

Chương trình về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là chủ trương lớn, phù hợp với định hướng, nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, được nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đồng tình ủng hộ, hưởng ứng và tích cực tham gia.

62 Đánh giá kết quả triển khai bảo hiểm cây lúa khu vực đồng bằng Sông Hồng / Phan Anh Tuấn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 106-107 .- 658

Mặc dù quá trình triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Việt Nam đã được thực hiện nhiều lần, tuy nhiên kết quả và hiệu quả của bảo hiểm cây lúa thực sự không cao; và cứ sau mỗi đợt thí điểm, bảo hiểm cây lúa cũng như bảo hiểm nông nghiệp lại chìm dần vào lãng quên. Do đó, bài báo nghiên cứu và đánh giá lại về kết quả triển khai bảo hiểm cây lúa, đặc biệt là so sánh kết quả trước và sau khi có Quyết định 315/QĐ-TTG ngày 01/03/2011.

63 Thực trạng lao động nông lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên / Đàm Thanh Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 47-49 .- 330

Lao động nông lâm nghiệp là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu của nghiên cứu này là nêu một vài đánh giá về thực trạng lao động nông lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ xem xét cung cầu trên thị trường lao động ở khu vực này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần chuyển dịch nguồn nhân lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Thái Nguyên.

64 Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở các tỉnh vùng Tây Nguyên / Nguyễn Thị Tố Quyên, Trịnh Thị Thu, Trần Thị Thu Huyền // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 8(495) .- Tr. 54-64 .- 330

Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong ngành trộng ở Tây Nguyên, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời, gợi ý một số giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp công nghiệp cao trong ngành trồng trọt ở vùng này, tạo động lực mới mang tính đột phá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn vùng.

65 Tác động của đại dịch COVID-19 đến các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Việt Nam và các khuyến nghị chính sách / // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 31-42 .- 658

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người và được ưu tiên duy trì trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cách ly xã hội. Bên cạnh những cơ hội, nông nghiệp cũng không tránh khỏi những thách thức. Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp chịu tác động tiêu cực, doanh thu giảm mạnh, nhiều biện pháp đã được thực hiện nhưng chỉ mang tính cầm cự. Điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và can thiệp của Chính phủ như cho vay vốn ưu đãi; miễn giảm lãi, phí ngân hàng; cơ cấu lại thời gian trả nợ và các khoản nợ; gia hạn thời gian nộp thuế; xác định tiêu chí hỗ trợ; đẩy mạnh sự vào cuộc của các doanh nghiệp logistic; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường chế biến sâu và liên kết.

66 Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Phạm Thị Trầm // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4 (27) .- Tr.17 – 23 .- 910.133

Bằng phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu và so sánh, bài báo tập trung vào việc làm rõ một số nội dung cơ bản về tái cơ cấu nông nghiệp; những yêu cầu trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và các tiêu chí đánh giá về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Bài báo cũng phân tích một số truwongf hợp điển hình trong tái cơ cấu nông nghiệp với việc trồng, khai thác và bảo vệ rừng tại tỉnh Yên Bái, ứng dụng công nghệ cao tiết kiệm nước tưới và giảm phát thải khí nhà kính tại tỉnh Lâm Đồng.

67 Tác động của liên kết cung ứng vật tư đầu vào và hộ nuôi tôm đến hiệu quả kinh tế hộ : trường hợp nghiên cứu ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế / Nguyễn Thái Phán // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 63-71 .- 658

Phân tích mối liên hệ giữa hộ nuôi tôm và nhà cung cấp đầu vào, và tác động của sự liên kết đến các trang trại nuôi tôm. Nghiên cứu chỉ ra rằng có bốn biến số ảnh hưởng đáng kể đến xác suất sử dụng liên kết của hộ nuôi tôm với nhà cung cấp đầu vào. Biến số có ảnh hưởng tích cực là quy mô trang trại, thành viên trong tổ chức nông dân và giới tính. Một biến có ảnh hưởng tiêu cực là tuổi. Năng suất trang trại và thu nhập ròng của hộ nuôi tôm sử dụng liên kết giữa hộ nuôi tôm và nhà cung cấp đầu vào cao hơn so với những hộ nuôi tôm không sử dụng liên kết. Nghiên cứu khuyến nghị chính quyền địa phương nên khuyến khích hộ nuôi tôm sử dụng liên kết với các nhà cung cấp đầu vào. Ngoài ra, cho phép hộ nuôi tôm vận hành các trang trại lớn hơn 1 ha là điều quan trọng đối với hộ nuôi tôm để sử dụng liên kết với nhà cung cấp đầu vào.

68 Sự sẵn lòng chi trả bảo hiểm tôm thẻ chân trắng: Trường hợp các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa / Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Phương Anh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 290-296 .- 658

Nghiên cứu nhằm đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng và mức độ sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng và mô hình hồi quy OLS để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng. Kết quả mô hình Logit cho thấy: trình độ học vấn của chủ hộ cao, diện tích ao nuôi lớn, chủ hộ có tham gia tâp huấn kỹ thuật nuôi, chủ hộ có tham gia tổ cộng đồng thì có nhu cầu tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng nhiều hơn, Kết quả mô hình hồi quy OLS cho thấy, nhân tố tuổi, trình độ của chủ hộ càng cao thì họ sẽ sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng cao hơn; còn nhân tố diện tích ao nuôi, số người phụ thuộc trong gia đình càng cao thì sẽ chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng thấp hơn. Như vậy, để bảo hiểm tôm thẻ chân trắng được triển khai thực hiện ở địa phương trong thời gian tới, các doanh nghiệp bảo hiểm cần quan tâm tới đặc điểm và nhu cầu của nông hộ khi thiết kế các sản phẩm bảo hiểm. Trong khi đó, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ về việc thành lập các Tổ cộng đồng/Tổ hợp tác/Hợp tác xã trong nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ đào tạo, tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng để có thể thu hút sự tham gia mua bảo hiểm tôm thẻ chân trắng của người nông dân.

69 Mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá nông sản bằng các công cụ phái sinh / Từ Thị Hoàng Lan // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 370-375 .- 332.64

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, nhưng đời sống của người làm nông nghiệp ngày càng khó khăn, họ thường phải đối diện với điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Giá cả nông sản thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi cho người dân trong ngành sản xuất nông nghiệp. Bài nghiên cứu này đề xuất mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng các công cụ phái sinh nhằm giúp người làm nông nghiệp phòng ngừa rủi ro do biến động giá cả bất lợi trên thị trường nồng sản.

70 Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh An Giang / Lê Thị Kim Chi // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 286-291 .- 658

Tập trung phân tích thực trạng việc làm cho lao động nông nghiệp tại tỉnh An Giang trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Qua việc phân tích thực trạng, tác giả góp phần làm sáng tỏ những cơ hội và thách thức đối với lao động nông thôn tại tỉnh An Giang, đồng thời đưa ra những phương hướng, phương pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tại tỉnh Anh Giang hiện nay và trong thời gian tới.