CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông nghiệp

  • Duyệt theo:
31 Phát triển ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thuận lợi và thách thức : nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An / Hồ Khánh Duy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 84-87 .- 658

Bài viết phân tích những thuận lợi cũng như thách thức của phát triển ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp cho hoạt động này của tỉnh.

32 Phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở một số tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào / Bunmixay Vikhamphan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 93-96 .- 330

Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp của tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Bo Li Khăm Xay (Lào) và của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh (Việt Nam). Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Viêng Chăn (Lào) để phát triển tốt hơn kinh tế tư nhân trong nông nghiệp giai đoạn hiện nay.

33 Ứng dụng khoa học công nghệ - giải pháp mạnh, hiệu quả trong cơ cấu ngành nông nghiệp / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2022 .- Số 148 .- Tr. 20-23 .- 600

Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các vấn đề thách thức phát triển nông nghiệp thông qua việc tận dụng ưu việt công nghệ. Nhằm nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết khí hậu đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

34 Công nghệ quang điện bán trong suốt trong lĩnh vực nông nghiệp / Ngô Xuân Cường // .- 2022 .- Số 255+256 .- Tr. 27-30 .- 621.3

Trình bày sự kết hợp giữa sản xuất cây trồng và quang điện mặt trời dạng công nghệ quang điện nông nghiệp. Việc sử dụng công nghệ quang điện đang tăng lên trên toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, mang lại khả năng tự cung cấp năng lượng tốt hơn và tính bền vững về môi trường trong các hệ thống nông nghiệp.

35 Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Vũ Thị Hồng Diệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 610 .- Tr. 93 - 95 .- 330

Bài viết nghiên cứu, đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

36 Công nghệ kết nối trong sản xuất nông nghiệp thông minh và định hướng cho Việt Nam / Lưu Thị Quỳnh Trang, Vương Quang Huy, Vũ Minh Trung, Nguyễn Trường Sơn, Chu Đức Hà, La Việt Hồng, Phạm Minh Triển // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 25-28 .- 330

Cung cấp thông tin khái quát về công nghệ kết nối và những ứng dụng của công nghệ này trong sản xuất nông nghiệp thông minh, trên cơ sở đó đề xuất định hướng áp dụng ở Việt Nam. Nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu đang phải chịu áp lực từ hai bài toán lớn là gia tăng dân số và giảm sút diện tích đất canh tác. Trong bối cảnh đó, bên cạnh sự thay đổi về phần cứng của thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, cần thiết phải có sự chuyển đổi số để giúp người nông dân sử dụng một cách hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Công nghệ số có thể nâng cao khả năng ra quyết định, cho phép quản lý rủi ro và kiểm soát sự biến động, từ đó tối ưu hóa sản lượng và cải thiện giá trị kinh tế của quá trình canh tác. Trong thời gian qua, những tiến bộ về điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin đã cho phép nâng cao hiệu quả canh tác và năng suất cây trồng. Trong đó, các nền tảng kết nối được sử dụng nhiều trong nhiều mô hình nông nghiệp thông minh để giám sát cây trồng, vật nuôi; quản lý nhà kho và vận hành thiết bị máy móc.

37 Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long / // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 297 .- Tr. 74-82 .- 658

Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác trên đất lúa trong điều kiện xâm nhập mặn dựa vào mô hình Ricardian, sử dụng mô hình logit đa thức. Các mô hình trồng lúa kết hợp như lúa – cá, lúa – tôm, và lúa – màu được ghi nhận bên cạnh mô hình chuyên canh lúa. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất chuyển đổi từ mô hình chuyên canh lúa sang lúa – tôm bao gồm: diện tích đất, trình độ học vấn, lao động chính, nhập mặn, nguồn nước, và vay vốn; lúa – cá bao gồm: trình độ học vấn, nhập mặn, và nguồn nước; và mô hình lúa – màu bao gồm: diện tích đất, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, và nguồn nước. Trong đó, xâm nhập mặn và diện tích đất là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình lúa – tôm và lúa – cá. Kết quả này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa của nông hộ ở các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long.

38 Nhân tố ảnh hưởng nhận thức rủi ro của nông hộ sản xuất trái cây hàng hóa tại tỉnh Sơn La, Việt Nam / Hồ Văn Bắc, Vũ Thị Hải Anh, Hà Minh Tuân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 4 .- Tr. 36-50 .- 330

Sản xuất trái cây hàng hóa nói chung đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau có thể ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Nhận diện đúng các nguồn rủi ro là điều kiện tiên quyết để đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chúng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 14 nguồn rủi ro mà nông hộ sản xuất trái cây hàng hóa nhận thức trên địa bàn nghiên cứu. Trong số đó, chất lượng giống cây trồng, thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại là những nguồn rủi ro được xem là có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả sản xuất của hộ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức nguồn rủi ro, trong đó, tiếp cận thông tin khuyến nông và vốn tín dụng nông nghiệp có thể giảm bớt lo lắng và rủi ro của hộ trong sản xuất trái cây hàng hóa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý một số chính sách nhằm hỗ trợ nông dân giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro đến kết quả sản xuất của hộ trên địa bàn.

39 Đóng góp của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và hướng hợp tác với Châu Phi giai đoạn 2021-2030 / Lê Quý Kha, Đào Thế Anh, Lê Quang Thắng // .- 2021 .- Số 10 (194) .- Tr. 19-31 .- 327

Đóng góp của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nông thôn được viện Khoa học Nông nghiệp đánh giá cao trong giai đoạn 2010-2020. Mức độ cơ giới hóa trồng trọt đạt kết quả khích lệ, giúp nông dân tăng lợi nhuận khoảng 20-30% so với áp dụng cơ giới hóa. Kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, chuỗi giá trị bền vững được hình thành. Châu Phi vẫn còn 40% dân số nghèo đói, từ đó sinh bất ổn chính trị xã hội. Với những đóng góp trên nền nông nghiệp không những là bệ đỡ cho Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế với Châu Phi và nhiều nước.

40 Mô hình chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp / Nguyễn Xuân Huynh // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 109-111 .- 658

Phát triển các mô hình liên kết chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề thời sự. Đặc biệt, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị của nông sản phẩm đã tạo dựng những mối quan hệ giữa ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu... Nhiều doanh nghiệp đầu mối đầu tư triển khai các chuỗi liên kết giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cho lĩnh vực này bước đầu được triển khai, nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.