CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông nghiệp

  • Duyệt theo:
41 Công nghệ kết nối trong sản xuất nông nghiệp thông minh và định hướng cho Việt Nam / Lưu Thị Quỳnh Trang, Vương Quang Huy, Vũ Minh Trung, Nguyễn Trường Sơn, Chu Đức Hà, La Việt Hồng, Phạm Minh Triển // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 25-28 .- 330

Cung cấp thông tin khái quát về công nghệ kết nối và những ứng dụng của công nghệ này trong sản xuất nông nghiệp thông minh, trên cơ sở đó đề xuất định hướng áp dụng ở Việt Nam. Nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu đang phải chịu áp lực từ hai bài toán lớn là gia tăng dân số và giảm sút diện tích đất canh tác. Trong bối cảnh đó, bên cạnh sự thay đổi về phần cứng của thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, cần thiết phải có sự chuyển đổi số để giúp người nông dân sử dụng một cách hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Công nghệ số có thể nâng cao khả năng ra quyết định, cho phép quản lý rủi ro và kiểm soát sự biến động, từ đó tối ưu hóa sản lượng và cải thiện giá trị kinh tế của quá trình canh tác. Trong thời gian qua, những tiến bộ về điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin đã cho phép nâng cao hiệu quả canh tác và năng suất cây trồng. Trong đó, các nền tảng kết nối được sử dụng nhiều trong nhiều mô hình nông nghiệp thông minh để giám sát cây trồng, vật nuôi; quản lý nhà kho và vận hành thiết bị máy móc.

42 Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long / // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 297 .- Tr. 74-82 .- 658

Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác trên đất lúa trong điều kiện xâm nhập mặn dựa vào mô hình Ricardian, sử dụng mô hình logit đa thức. Các mô hình trồng lúa kết hợp như lúa – cá, lúa – tôm, và lúa – màu được ghi nhận bên cạnh mô hình chuyên canh lúa. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất chuyển đổi từ mô hình chuyên canh lúa sang lúa – tôm bao gồm: diện tích đất, trình độ học vấn, lao động chính, nhập mặn, nguồn nước, và vay vốn; lúa – cá bao gồm: trình độ học vấn, nhập mặn, và nguồn nước; và mô hình lúa – màu bao gồm: diện tích đất, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, và nguồn nước. Trong đó, xâm nhập mặn và diện tích đất là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình lúa – tôm và lúa – cá. Kết quả này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa của nông hộ ở các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long.

43 Nhân tố ảnh hưởng nhận thức rủi ro của nông hộ sản xuất trái cây hàng hóa tại tỉnh Sơn La, Việt Nam / Hồ Văn Bắc, Vũ Thị Hải Anh, Hà Minh Tuân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 4 .- Tr. 36-50 .- 330

Sản xuất trái cây hàng hóa nói chung đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau có thể ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Nhận diện đúng các nguồn rủi ro là điều kiện tiên quyết để đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chúng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 14 nguồn rủi ro mà nông hộ sản xuất trái cây hàng hóa nhận thức trên địa bàn nghiên cứu. Trong số đó, chất lượng giống cây trồng, thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại là những nguồn rủi ro được xem là có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả sản xuất của hộ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức nguồn rủi ro, trong đó, tiếp cận thông tin khuyến nông và vốn tín dụng nông nghiệp có thể giảm bớt lo lắng và rủi ro của hộ trong sản xuất trái cây hàng hóa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý một số chính sách nhằm hỗ trợ nông dân giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro đến kết quả sản xuất của hộ trên địa bàn.

44 Đóng góp của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và hướng hợp tác với Châu Phi giai đoạn 2021-2030 / Lê Quý Kha, Đào Thế Anh, Lê Quang Thắng // .- 2021 .- Số 10 (194) .- Tr. 19-31 .- 327

Đóng góp của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nông thôn được viện Khoa học Nông nghiệp đánh giá cao trong giai đoạn 2010-2020. Mức độ cơ giới hóa trồng trọt đạt kết quả khích lệ, giúp nông dân tăng lợi nhuận khoảng 20-30% so với áp dụng cơ giới hóa. Kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, chuỗi giá trị bền vững được hình thành. Châu Phi vẫn còn 40% dân số nghèo đói, từ đó sinh bất ổn chính trị xã hội. Với những đóng góp trên nền nông nghiệp không những là bệ đỡ cho Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế với Châu Phi và nhiều nước.

45 Mô hình chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp / Nguyễn Xuân Huynh // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 109-111 .- 658

Phát triển các mô hình liên kết chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề thời sự. Đặc biệt, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị của nông sản phẩm đã tạo dựng những mối quan hệ giữa ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu... Nhiều doanh nghiệp đầu mối đầu tư triển khai các chuỗi liên kết giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cho lĩnh vực này bước đầu được triển khai, nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

46 Nông nghiệp Việt Nam cần những bước chuyển dịch mới để phát triển bền vững / Nhật Khang // .- 2021 .- Số 249+250 .- Tr. 15-16 .- 338.1

Chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ khắc phục được nhiều điểm yếu trong việc sản xuất nhỏ lẻ, giúp nông dân, hợp tác xã doanh nghiệp đạt năng suất cao, chi phí nông nghiệp giảm. Đầy cũng là giải pháp đột phá tạo động lực cho sự phát triển tăng trưởng bền vững. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chính sách chiến lược phát triển nông thôn bám sát chiến lược chuyển đổi số quốc gia để tạo ra môi trường phát triển dịch vụ số hóa cho khu vực nông thôn.

47 Thu nhập phi nông nghiệp của hộ dân cư vùng đồng bằng Sông Cửu Long / Nguyễn Tuấn Kiệt, Trịnh Công Đức, Từ Minh Lý // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 292 .- Tr. 68-77 .- 330

Mục tiêu của bài viết là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của hộ dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2012 đến 2016. Bài viết sử dụng số liệu khảo sát mức sống hộ dân cư gồm 5.715 quan sát. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp tổng hợp, tỷ lệ thu nhập tự kinh doanh, tỷ lệ thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp biến động tăng trong giai đoạn 2012-2016. Ước lượng Tobit cho thấy tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp tương quan cùng chiều với tổng thu nhập. Đồng thời nhân tố tuổi, nam giới, diện tích đất, số rủi ro, tiền trợ cấp tác động làm giảm tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp nhưng trình độ và số thành viên tác động làm tăng tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng cho các địa phương xây dựng chiến lược nâng cao thu nhập theo hướng gia tăng kinh tế phi nông nghiệp ở cấp độ hộ.

48 Phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay / Võ Hữu Phước, Trương Thị Thu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 22-24 .- 330

Trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố cấu thành của nông nghiệp xanh, cơ chế, chính sách và thực trạng phát triển nông nghiệp xanh Việt Nam hiện nay, bài viết nhận diện những “điểm nghẽn” trong quá trình phát triển nền nông nghiệp Việt Nam tiến tới nông nghiệp xanh. Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh bền vững.

49 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành nông nghiệp trong canh tác lúa của nông hộ ở một số tỉnh ở Việt Nam / Nguyễn Đức Kiên // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 83-93 .- 658

Nghiên cứu phân tích nhân tố tác động đến lựa chọn áp dụng thực hành nông nghiệp của hộ trồng lúa bằng cách sử dụng bộ dữ liệu bảng ở các tỉnh được lựa chọn. Chiến lược ước lượng hai giai đoạn được phát triển để đánh giá quyết định lựa chọn và mức độ áp dụng bốn thực hành nông nghiệp qua thời gian, đồng thời cho phép sự tác động qua lại giữa các quyết định đó trong mỗi nông hộ. Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng rõ ràng và liên tục theo thời gian về sử dụng giống mới và cơ giới hóa, trong khi sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu cho thấy xu hướng tăng trong quá khứ nhưng đã giảm đi phần nào trong những năm gần đây. Lựa chọn của nông dân về việc áp dụng bốn thực hành nông nghiệp nêu trên bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quy mô trang trại, giá đầu vào và đầu ra, và điều kiện kinh tế xã hội vĩ mô như thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp và tỉ lệ dân số thành thị.

50 Nguyên nhân và những hệ quả của việc nông dân mất đất trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay / Nguyễn Thanh Xuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 76-78 .- 330

Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng đã kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Các đô thị mới được thành lập, những đô thị đang có được mở rộng về quy mô. Xu hướng này vừa thể hiện tính tích cực bất nhịp với cuộc sống hiện đại, nâng cao một bộ phận đời sống nhân dân vừa có một số hệ lụy như diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, người nông dân có xu hướng thất nghiệp và bị bần cùng hóa. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích nguyên nhân và hệ quả của việc nông dân mất đất canh tác và gợi ý một số giải pháp phù hợp.