Công nghệ kết nối trong sản xuất nông nghiệp thông minh và định hướng cho Việt Nam
Tác giả: Lưu Thị Quỳnh Trang, Vương Quang Huy, Vũ Minh Trung, Nguyễn Trường Sơn, Chu Đức Hà, La Việt Hồng, Phạm Minh TriểnTóm tắt:
Cung cấp thông tin khái quát về công nghệ kết nối và những ứng dụng của công nghệ này trong sản xuất nông nghiệp thông minh, trên cơ sở đó đề xuất định hướng áp dụng ở Việt Nam. Nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu đang phải chịu áp lực từ hai bài toán lớn là gia tăng dân số và giảm sút diện tích đất canh tác. Trong bối cảnh đó, bên cạnh sự thay đổi về phần cứng của thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, cần thiết phải có sự chuyển đổi số để giúp người nông dân sử dụng một cách hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Công nghệ số có thể nâng cao khả năng ra quyết định, cho phép quản lý rủi ro và kiểm soát sự biến động, từ đó tối ưu hóa sản lượng và cải thiện giá trị kinh tế của quá trình canh tác. Trong thời gian qua, những tiến bộ về điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin đã cho phép nâng cao hiệu quả canh tác và năng suất cây trồng. Trong đó, các nền tảng kết nối được sử dụng nhiều trong nhiều mô hình nông nghiệp thông minh để giám sát cây trồng, vật nuôi; quản lý nhà kho và vận hành thiết bị máy móc.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhãn hiệu cộng đồng cho sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp: Nghiên cứu tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc
- Đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đối với ứng dụng thương mại điện tử của các tổ chức nông nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
- Phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Định hình lại tài chính nông nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững
- Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản : cơ hội và thách thức