CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ học
41 Quan hệ đối ứng giữa phụ âm đầu trong tiếng Hán hiện đại với phụ âm đầu trong âm Hán Việt / Lưu Hớn Vũ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 59-70 .- 400
Bài viết sử dụng SPSS 22.0 tiến hành khảo sát định lượng các hình thức đối ứng trong âm Hán Việt của phụ âm đầu tiếng Hán hiện đại và các hình thức đối ứng trong tiếng Hán hiện đại của phụ âm đầu âm Hán Việt. Từ đó, thiết lập quy luật đối ứng với nguyên tắc tồn tại đối ứng hai chiều giữa phụ âm đầu trong tiếng Hán hiện đại và phụ âm đầu trong âm Hán Việt.
42 Cấu trúc nội dung bài báo khoa học trên tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam / Vũ Thị Sao Chi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 3-16 .- 800.01
Bằng phương pháp thống kê, phân tích định lượng, nghiên cứu này khảo sát trường hợp cấu trúc nội dung của bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam trong năm 2021 và đối chiếu với khuôn cấu trúc nội dung của bài báo khoa học đã được cộng đồng khoa học đã được cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế khuyến cáo rộng rãi, trên cơ sở đó đánh giá những ưu – khuyết về cấu trúc nội dung của các bài báo được khảo sát và đặt ra một số vấn đề cần lưu ý.
43 Làm trong cấu trúc gây khiến, kết quả / Nguyễn Vân Phổ // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 3(377) .- Tr. 3-16 .- 400
Phân tích những biểu hiện ngữ nghĩa và ngữ pháp của làm dựa trên những đặc trưng phân biệt “cấu trúc quan hệ”, “cấu trúc gây khiến” và “cấu trúc kết quả”. Cấu trúc gây khiến là một vấn đề được giới nghiên cứu ngôn ngữ học chú ý và bàn luận rất chi tiết trong vài mươi năm nay, từ nhiều góc nhìn khác nhau.
44 Khái niệm Transitivity trong ngôn ngữ học / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 3(377) .- Tr. 17-27 .- 400
Trình bày khái niệm về Transitivity trong ngôn ngữ học. Trans là một khái niệm rất phức tạp, hay nói chính xác, hướng tiếp cận và triển khai khái niệm này ngày càng trở nên phức tạp và đa diện. Khái niệm Trans được đưa ra ở đây là khái niệm của SFL.Trans là tập hợp gồm các chọn lựa của người sử dụng ngôn ngữ.
45 Handbook và handbook về ngôn ngữ học / Nguyễn Thị Huyền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 9-13 .- 400
Làm rõ khái niệm handbook và giới thiệu cuốn “the handbook of linguistics” để có cái nhìn cụ thể về loại hình ấn phẩm này. Handbook là loại sách phổ biến trên thế giới với cấu trúc và nội dung đặc thù. Handbook có khái niệm tương đương trong tiếng Việt là sổ tay.
46 Bàn thêm về việc phân loại tiếng Anh / Phan Văn Quế // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 3-7 .- 400
Phân tích và điểm lại những khía cạnh tích cực, cúng như những hạn chế của mô hình này theo cách nhìn của một học giả quốc tế.
47 Đặc điểm tiếng lóng của cộng đồng LGBT / Nguyễn Thị Ly Na // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 43-46 .- 400
Phân tích và chỉ ra một số đặc điểm của tiếng long của cộng đồng LGBT trên thế giới và ở Việt Nam. Dựa vào một số vấn đề lí luận về phương ngữ xã hội và tiếng long để tìm hiểu về đặc điểm chung của từ ngữ long của cộng đồng LGBT nhìn từ mặt ý nghĩa, các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị trong tiếng Việt và vấn đề sử dụng tiếng long của nhóm LGBT trong xã hội hiện nay.
48 Phân tích ý nghĩa của từ chỉ vị giác 甜 (ngọt) trong tiếng Hán dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Bùi Thu Phương // .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 17-21 .- 495.1
Phân tích các đặc điểm ánh xạ của từ “甜” (ngọt) dưới góc độ ẩn dụ tri nhận, từ đó giúp người dùng tiếng Hán hiểu rõ hơn các khái niệm liên quan đến “甜” (ngọt).
49 Đề xuất ứng dụng công cụ sơ giản ngữ nghĩa trong lí thuyết siêu ngôn ngữ - tự nhiên ngữ nghĩa (NSM) vào dạy tiếng Việt cho người nước ngoài / Võ Thị Liên Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 87-92 .- 400
Phân tích và đề xuất khả năng ứng dụng công cụ sơ giản ngữ nghĩa để giải thích các ý nghĩa từ vựng mang đặc trưng văn hóa và tư duy trong dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Ngữ liệu minh họa cho bài viết là cách giải thích sự đa dạng ý nghĩa diễn đạt của nhóm động từ “mang/ mặc” trong tiếng Việt.
50 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ (qua một số địa bàn) / Nguyễn Văn Khang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 3-14 .- 400
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ. Tư liệu của bài viết là từ kết quả điền dã ngôn ngữ học xã hội năm 2019 tại một số địa bàn thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau.