CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ học
31 Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân từ góc nhìn ngôn ngữ học chức năng hệ thống / Phan Văn Hòa, Giã Thị Tuyết Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 3-10 .- 400
Làm sáng tỏ tính đa dạng của chức năng lời nói trong quá trình đàm phán của ẩn dụ ngữ pháp liên nhân theo hệ thống ngữ nghĩa; qua đó, đề xuất những phương thức ứng dụng ẩn dụ ngữ pháp liên nhân để góp phần làm cho giao tiếp thực tiễn hiệu quả.
32 Các phương tiện liên kết từ vựng và ngữ pháp chủ yếu trong ngôn bản tiếng Anh chuyên ngành / Vũ Thị Mẫu, Lê Thị Ngọc Hà // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 4(278) .- Tr. 41-50 .- 400
Tìm ra một số phương tiện liên kết từ vựng và ngữ pháp quan trọng nhất của loại ngôn bản này từ góc nhìn của ngôn ngữ học chức năng hệ thống được xây dựng và phát triển bởi Halliday và các nhà ngôn ngữ chức năng hệ thống khác để từ đó đưa ra một vài gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh chuyên ngành, góp phần cải thiện chất lượng môn học cũng như trình độ ngoại ngữ của sinh viên các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục ở Việt Nam.
33 Ở đây có bán cá tươi : từ tri nhận văn hóa đến việc vận dụng ngôn ngữ trong biểu hiệu – quảng cáo tiếng Anh và tiếng Việt / Phạm Ngọc Trường Linh // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 4(278) .- Tr. 23-32 .- 400
Trình bày tóm lược khung lí thuyết tri nhận văn hóa và ý niệm hóa văn hóa theo quan điểm của Sharifian làm cơ sở lý luận để lí giải một số hiện tượng tri nhận liên quan đến “sự đối lập”, “địa điểm hiện tại” và “hành động trưng bày” trong biểu hiệu – quảng cáo tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt.
34 Ngữ nghĩa của above và hình thức biểu đạt tương đương trong bản dịch tiếng Việt / Lê Nguyễn Bảo // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 6(380) .- Tr. 61-69 .- 400
Tìm hiểu ngữ nghĩa của giới từ above và hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt sẽ giúp người nghiên cứu nhận ra sự tương đồng và khác biệt giữa ngữ nghĩa của above và hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt; từ đó áp dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh cho người Việt được tốt hơn
35 Đối chiếu cấu trúc bước thoại của diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt và tiếng Anh / Bùi Thị Kim Loan // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 6(380) .- Tr. 30-37 .- 400
Nghiên cứu này vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống để đối chiếu 400 poster quảng cáo tiếng Việt và 400 poster quảng cáo tiếng Anh nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt về cấu trúc nước thoại của diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt và tiếng Anh. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận đa phương thức để tìm hiểu cách người viết quảng cáo kết hợp cả ngôn ngữ và hình ảnh để tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo trong hai ngôn ngữ.
36 Sử dụng thức trong bài viết chuyên ngành tài chính tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học chức năng hệ thống / Nguyễn Thị Thanh Hòa // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 65-72 .- 400
Bài viết phân tích, so sánh đối chiếu các bài báo chuyên ngành tài chính và các lĩnh vực liên quan đến tài chính trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm nêu bật các đặc điểm ngôn ngữ thông qua việc phân tích các kiểu thức dựa vào khung ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday.
37 Phủ định ngôn ngữ, phủ định logic và câu bác bỏ / Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thùy Dương // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 3-13 .- 800.01
Trong bài viết này, các tác giả phân biệt giữa phủ định ngôn ngữ, phủ định lôgic và bác bỏ câu, một loại phủ định siêu ngôn ngữ điển hình trong tiếng Việt. Câu bác bỏ là một hành động hỏi cung bằng ngôn ngữ gián tiếp. Mọi người đặt câu hỏi - bác bỏ mọi thứ mà người nói cho là sai, từ điều hiển nhiên đến ngụ ý, từ tổng thể đến từng chi tiết. Vì vậy, các kiểu câu bác bỏ trong tiếng Việt rất phong phú. Nhiều loại phản bác đã được điều tra. Người Việt Nam thường dùng câu hỏi để bác bỏ.
38 Đặc trưng của uyển ngữ tiếng Hán / Hà Hội Tiên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 146-150 .- 400
Phân loại theo nội dung của uyển ngữ tiếng Hán và đặc điểm ngữ dụng của uyển ngữ. Thông qua phân tích, bài viết góp phần giúp hiểu sâu sắc hơn về uyển ngữ tiếng Hán. Việc sử dụng đúng uyển ngữ có thể giảm bớt những hiểu lầm của hai bên, tránh làm tổn thương nhau, làm cho giao tiếp thuận lợi.
39 Hình ảnh các vị Phật và nhà sư trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt / Vũ Hoàng Hà, Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 139-145 .- 400
Phân tích hình ảnh các vị Phật. Phân tích hình ảnh các vị sư trong ngữ liệu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. Phác họa khá rõ nét những nét tương đồng mang tính văn hóa khu vực và những đặc trưng riêng chịu ảnh hưởng của những yếu tố mang tính văn hóa – lịch sử của hai dân tộc.
40 Vài nét văn hóa thể hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ thức ăn trong tiếng Việt và tiếng Anh / Nguyễn Mai Hoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 88-94 .- 400
Tìm hiểu về ý nghĩa của một số thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có chứa từ chỉ thức ăn (món ăn, rau củ quả). Tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau trong văn hóa hai nước để giúp người học hiểu và vận dụng đúng đắn các thành ngữ đó.