CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ học
51 Handbook và handbook về ngôn ngữ học / Nguyễn Thị Huyền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 9-13 .- 400
Làm rõ khái niệm handbook và giới thiệu cuốn “the handbook of linguistics” để có cái nhìn cụ thể về loại hình ấn phẩm này. Handbook là loại sách phổ biến trên thế giới với cấu trúc và nội dung đặc thù. Handbook có khái niệm tương đương trong tiếng Việt là sổ tay.
52 Bàn thêm về việc phân loại tiếng Anh / Phan Văn Quế // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 3-7 .- 400
Phân tích và điểm lại những khía cạnh tích cực, cúng như những hạn chế của mô hình này theo cách nhìn của một học giả quốc tế.
53 Đặc điểm tiếng lóng của cộng đồng LGBT / Nguyễn Thị Ly Na // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 43-46 .- 400
Phân tích và chỉ ra một số đặc điểm của tiếng long của cộng đồng LGBT trên thế giới và ở Việt Nam. Dựa vào một số vấn đề lí luận về phương ngữ xã hội và tiếng long để tìm hiểu về đặc điểm chung của từ ngữ long của cộng đồng LGBT nhìn từ mặt ý nghĩa, các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị trong tiếng Việt và vấn đề sử dụng tiếng long của nhóm LGBT trong xã hội hiện nay.
54 Phân tích ý nghĩa của từ chỉ vị giác 甜 (ngọt) trong tiếng Hán dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Bùi Thu Phương // .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 17-21 .- 495.1
Phân tích các đặc điểm ánh xạ của từ “甜” (ngọt) dưới góc độ ẩn dụ tri nhận, từ đó giúp người dùng tiếng Hán hiểu rõ hơn các khái niệm liên quan đến “甜” (ngọt).
55 Đề xuất ứng dụng công cụ sơ giản ngữ nghĩa trong lí thuyết siêu ngôn ngữ - tự nhiên ngữ nghĩa (NSM) vào dạy tiếng Việt cho người nước ngoài / Võ Thị Liên Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 87-92 .- 400
Phân tích và đề xuất khả năng ứng dụng công cụ sơ giản ngữ nghĩa để giải thích các ý nghĩa từ vựng mang đặc trưng văn hóa và tư duy trong dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Ngữ liệu minh họa cho bài viết là cách giải thích sự đa dạng ý nghĩa diễn đạt của nhóm động từ “mang/ mặc” trong tiếng Việt.
56 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ (qua một số địa bàn) / Nguyễn Văn Khang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 3-14 .- 400
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ. Tư liệu của bài viết là từ kết quả điền dã ngôn ngữ học xã hội năm 2019 tại một số địa bàn thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau.
57 Tìm hiểu đoạn trích “đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm từ lí thuyết ẩn dụ ý niệm / Nguyễn Đình Việt // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 1892-1900. .- 800.01
Vận dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để xác lập và tìm hiểu ẩn dụ ý niệm thi ca trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa kinh nghiệm văn hóa và cá tính sáng tạo của nhà thơ.
58 Bước đầu tìm hiểu ẩn dụ ngữ âm trong tiếng Hán / Phan Thị Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 8(301) .- Tr. 55-58 .- 400
Giới thiệu và phân tích các hình thức ẩn dụ ngữ âm tiêu biểu và phổ biến nhất trong tiếng Hán để thấy được một đặc trưng quan trọng của tiếng Hán đó là hiện tượng đồng âm. Đây cũng là căn nguyên hình thành ẩn dụ ngữ âm rất phổ biến trong ngôn ngữ này.
59 Phong cách học tri nhận/thi pháp học tri nhận: nơi giao cắt của ngôn ngữ học, nghiên cứu văn chương và khoa học tri nhận / Nguyễn Thế Truyền // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 6 (361) .- Tr. 3 - 21 .- 400
Phản ánh nội dung nghiên cứu bao quát của lĩnh vực này mà tên gọi ‘phong cách học tri nhận’ (cognitive stylistics), hay ‘thi pháp học tri nhận’ (cognitive poetics).
60 Phân tích cấu trúc từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh – Việt, Việt – Anh (Tác giả Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng, Nxb KHXH, 2005) / Hoàng Thị Yến, Hà Quang Sáng // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 10 (353) .- Tr. 23 - 36 .- 400
Phân tích cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển Việt – Anh với 6398 đơn vị (từ trang 270 đến trang 499).