CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ học
61 Đặc điểm cú pháp chính trong quy tắc Hague-Visby / Hoàng Thị Thu Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 82 - 86 .- 400
Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ, cụ thể là đặc điểm cú pháp của quy tắc Hague – Visby đóng góp cho việc nghiên cứu một thể loại đặc biệt của ngôn ngữ học – ngôn ngữ pháp luật.
62 Ngữ âm thổ ngữ Phục Lễ (Thủy Nguyên – Hải Phòng) và hệ thống chữ Quốc ngữ hiện nay / ThS. Tạ Thành Tấn, GS.TS. Nguyễn Văn Lợi // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 7 (249) .- Tr. 63 – 69 .- 410
Đề cập đến vấn đề chuẩn chính âm – chuẩn chính tả tiếng Việt và ngữ âm thổ ngữ Phục Lễ - Một hiện thực hóa điển hình của hệ thống chữ Quốc ngữ.
63 Đặc điểm hành vi ngôn ngữ tái hiện trong văn bản hành chính / Vũ Thị Sao Chi, Đỗ Thị Thanh Nga // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 2 .- Tr. 3 – 25 .- 410
Khảo sát hành vi ngôn ngữ tái hiện để tìm hiểu đặc điểm của một trong những hành vi ngôn ngữ phổ biến trong văn bản hành chính, từ đó thấy được một phương diện hành chức của ngôn ngữ hành chính.
64 Đối chiếu sự hiện diện và không hiện diện của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt / Lý Yến Châu // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 2 .- Tr. 77 – 79 .- 410
Khảo sát, phân tích sự hiện diện và không hiện diện của giới từ trong câu tiếng Hán và tiếng Việt theo ba bình diện: Kết học, nghĩa học và dụng học.
65 Tìm hiểu ngữ nghĩa của nhóm tri giác bằng khứu giác thuộc phạm trù ẩm thực trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Nguyễn Thị Thùy // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 150 – 160 .- 495.922
Bài viết tập trung tìm hiểu sự hoạt động ngữ nghĩa của nhóm từ tri giác về ẩm thực qua trải nghiệm của giác quan khứu giác, nhằm mục đích tìm hểu và khám phá đặc trung văn hóa riêng, cũng như những đặc trung nhận thức về khả năng liên tưởng phong phú trong đời sống của người Việt.
66 Hình thức và nội dung nhìn từ tri nhận luận: Một vài ghi nhận / Trịnh Sâm // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 31 – 35 .- 410
Đề cập đến một số cách tạo nghĩa cho hình thức ngôn ngữ dưới góc nhìn từ tri nhận luận như: càng nhiều hình thức càng nhiều nội dung, càng gần thì tầm tác động càng lớn.
67 Một số ý tưởng của Bình Nguyên Lộc về đặc tính của tên gọi / Nguyễn Thế Truyền // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 36 – 45 .- 410
Giới thiệu đôi nét về Bình Nguyên Lộc và các đặc tính của tên gọi (theo ý tưởng của Bình Nguyên Lộc) như: Tên gọi – dấu tích của thời gian; Tên gọi phiên âm: chân tướng của kẻ vay mượn; Cơ cấu ngữ âm – ‘lò luyện kim đan” tên gọi; Khác biệt về sắc thái giữa các tên gọi là do khác biệt về thân phận; Tâm hồn, tính cách chủng tộc, dân tộc lòng vào trong tên gọi; Tên đặt chồng lên tên: dấu tích của hai tộc người kế tiếp nhau; và tên gọi nhầm lẫn – cái sai của ngày hôm qua , cái phổ biến của ngày hôm nay.
68 Phạm trù ngữ nghĩa của gió nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu / Nguyễn Thị Hương Giang // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 59 - 70 .- 410
Bài viết này dựa trên trên lí thuyết nguyên mẫu trong ngôn ngữ học tri nhận, tiến hành phân tích phạm trù ngữ nghĩa của gió.
69 Vài suy nghĩ về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Thanh Bình // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 1 (231) .- Tr. 36 – 39 .- 495.922
Trình bày một số suy nghĩ về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội trong đời sống xã hội Việt Nam.
70 Đặc trưng ngữ nghĩa của tiều từ tình thái cuối phát ngôn dùng để hỏi trong giao tiếp của người Thanh Hóa / Nguyễn Duy Diện // Ngôn ngữ và đời sống .- 2014 .- Số 12 (230) .- Tr. 52 – 56 .- 495.922
Trình bày khái niệm về tình thái và tiểu từ tình thái cuối phát ngôn, tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tiếng Thanh Hóa, ngữ nghĩa của các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn dùng để hỏi.