CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt

  • Duyệt theo:
41 Các loại câu quảng cáo Tiếng Việt phân chia theo cấu trúc / Bùi Diễm Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 22-31 .- 400

Câu quảng cáo được phân tích như một hệ thống độc lập bao gồm yếu tố và quan hệ tạo nên cấu trúc. Dựa vào các ngữ liệu đã thu thập, bài viết này miêu tả thực trạng sử dụng câu quảng cáo trên bình diện cấu trúc thông qua các phân tích, nhận định, suy luận và các ví dụ cụ thể.

42 Đặc điểm ngữ dụng của một số dãy tính từ đồng nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt / Trần Thị Lệ Dung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 32-39 .- 400

Bài viết này là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu toàn diện từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (tập trung đi sâu nghiên cứu đặc điểm của một số dãy tính từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng).

43 Các phương pháp nghiên cứu tên riêng / Phạm Tất Thắng // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 11(385) .- Tr. 03-06 .- 400

Nghiên cứu tên riêng cũng có những cách tiếp cận mang tính đặc thù. Bên cạnh các nghiên cứu truyền thống trong ngôn ngữ học, tên riêng còn phải được tiếp cận theo phương pháp liên ngành của xã hội học, dân tộc học, văn hóa học, tâm lí học. Bài viết bàn đến các phương pháp nghiên cứu tên riêng trong Việt ngữ học.

44 Chức năng liên nhân của "im lặng" trong hội thoại tiếng Việt / Nguyễn Thị Phương // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 11(385) .- Tr. 07-12 .- 400

Thu thập 30 tình huống giao tiếp của người Việt với 745 lượt im lặng, được thu thập bằng nhiều cách. Sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn kết hợp với phương pháp miêu tả để phân tích, nhận diện và làm rõ chức năng của im lặng trong từng tình huống cụ thể.

45 Hư từ tiếng Việt: Từ một góc nhìn khác / Đinh Văn Đức // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 12(386) .- Tr. 03-11 .- 400

Bài viết dựa vào thành tựu trong địa hạt Ngữ pháp Chức năng luận để làm sáng tỏ thêm một vài vấn đề hư từ trong tiếng Việt.

46 Chiến lược từ chối lời chỉnh cầu trong tiếng Hán và tiếng Việt / Duan Weiheng (Đoàn Duy Hoành) // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 10 (331) .- Tr. 95-102 .- 400

Dựa trên lí thuyết về hành động ngôn từ, thông qua phương pháp tổng hợp quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích ngữ liệu qua 200 phát ngôn xuất hiện trong các tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc và Việt Nam, nhằm làm sáng tỏ chiến lược lựa chọn hành động từ chối lời thỉnh cầu trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó khẳng định việc lựa chọn chiến lược ngữ dụng là một phần quan trọng trong giao tiếp, đồng thời góp phần vào thành quả nghiên cứu đối chiếu hành động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt.

47 Đối chiếu bị động và vấn đề điểm nhìn của tiếng Việt và tiếng Nhật thông qua bản gốc và bản dịch tác phẩm văn học / Đặng Thái Quỳnh Chi // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2022 .- Tập 6(Số 1) .- Tr. 15-26 .- 400

Nghiên cứu đã đối chiếu việc sử dụng bị động trong tập truyện tiếng Việt mang tên "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" (Nguyễn Nhật Ánh) và bản dịch tiếng Nhật của dịch giả Hiromi Itou để làm rõ sự giống và khác nhau trong việc sử dụng bị động và vấn đề đặt điểm nhìn khi sử dụng bị động.

48 Các từ nguyên của số từ tiếng Việt và hàm ý của tiếp xúc ngôn ngữ giữa nhóm tiếng Việt và nhóm tiếng Hán / Mark Alves // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 9(330) .- Tr. 03-12 .- 400

Bài viết trình bày dữ liệu từ vựng tiếng Việt và các ngôn ngữ láng giềng, từ đó đưa ra các giả thuyết ngôn ngữ học dân tộc học lịch sử dựa trên những dữ liệu đã có.

49 Đặc điểm ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của phương vị từ “东, 西, 南, 北” trong tiếng Hán (so sánh với các từ “Đông, Tây, Nam, Bắc”) trong tiếng Việt / Mai Thị Ngọc Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 131-138 .- 400

Phân tích về ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của các phương vị từ trong tiếng Hán, đồng thời so sánh các từ này với tiếng Việt; từ đó chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.

50 Ngữ nghĩa của từ chỉ con số 百 bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt / Ngô Thanh Mai, Phạm Thị Thanh Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 116-120 .- 400

Bằng các phương pháp và thủ pháp như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, người viết làm sáng tỏ ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của 百 bách/ trăm cũng như từ ngữ có chứa bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho nghiên cứu đối chiếu Hán Việt trước hết về phương diện con số và văn hóa.