CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt

  • Duyệt theo:
31 Một số xu hướng biến đổi ngữ âm từ Proto Kra đến tiếng Nùng Vẻn / Phan Lương Hùng // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 11-19 .- 400

Trình bày một số xu hướng biến đổi ngữ âm từ Proto Kra đến tiếng Nùng Vẻn. Trên cơ sở phục nguyên của Ostapirat đối với Proto Kra, tiến hành đối chiếu với các ánh xạ của hệ thống phụ âm đầu trong các từ cùng gốc trong tiếng Nùng Vẻn và khái quát thành một số xu hướng biến ngữ âm chủ đạo từ Proto Kra đến tiếng Nùng Vẻn.

32 Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp vị từ quá trình đơn trị tiếng Việt / Trương Thị Thu Hà // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 39-49 .- 400

Tập trung nghiên cứu nhóm vị từ quá trình đơn trị. Đó là những vị từ biểu thị những sự tình quá trình chỉ có một diễn tố duy nhất chính là chủ thể của quá trình được biểu thị trong câu.

33 Sự phát triển nghĩa của từ chỉ màu đen trong tiếng Việt (Quan khảo sát một số cuốn từ điển giải thích tiếng Việt) / Trịnh Thị Thu Hiền // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 59-67 .- 400

Phân tích nghĩa gốc, các nghĩa phái sinh và nghĩa biểu trưng cử từ chỉ màu sắc cơ sở đen trong 07 cuốn từ điển tiếng Việt qua các giai đoạn để từ đó tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa, sự phát triển nghĩa của từ này trong từ điển tiếng Việt nói riêng, trong tiếng Việt nói chung.

34 Lời hát dạo, hát chào, hát mừng trong hát phường vải của người Nghệ Tĩnh / Đỗ Thị Kim Liên // .- 2023 .- Số 8 (394) .- Tr. 3-13 .- 400

Phân tích một số vấn đề về thể Hát phường vải Nghệ Tĩnh và địa bàn. Nghiên cứu về đặc điểm lời hát dạo, hát chào – mừng trong Hát phường vải. Hát ví dặm là thể hát dân ca đặc trưng của người Nghệ Tĩnh, có từ lâu đời.

35 Nghiên cứu từ ngữ phương ngữ theo thuộc tính mở từ nhiều góc nhìn khác nhau / Hoàng Trọng Canh // .- 2023 .- Số 8 (394) .- Tr. 14-23 .- 400

Nghiên cứu từ ngữ phương ngữ theo thuộc tính mở từ nhiều góc nhìn khác nhau. Bài viết nêu lên một số phương diện của từ ngữ phương ngữ tiếng Việt đã được khảo sát theo hướng mở, chủ yếu là những trải nghiệm quan sát, nghiên cứu của bản thân.

36 Biến thể từ ngữ phương ngữ Nam trong tiếng Việt hiện nay / Nguyễn Thị Ly Na // .- 2023 .- Số 346 - Tháng 11A .- Tr. 31-36 .- 400

Miêu tả các đặc điểm của nhóm từ ngữ phương ngữ Nam có trong tiếng Việt toàn dân hiện nay và bước đầu chỉ ra con đường thâm nhập của nhóm từ này vào trong vốn từ tiếng Việt toàn dân hiện nay. Bài viết cũng chỉ ra nguyên nhân thâm nhập của quá trình thâm nhập từ vựng dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, tức là chỉ ra những nhân tố ngôn ngữ - xã hội tác động để nhóm từ vựng phương ngữ Nam thâm nhập, tồn tại và làm phong phú thêm cho tiếng Việt toàn dân hiện nay.

37 Tình hình sử dụng ngôn ngữ của lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên / Nguyễn Thu Quỳnh, Lattanavong Thammavongsa // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 77-86 .- 400

Mô tả thực trạng tình hình sử dụng ngôn ngữ của cộng đòng lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đề xuất biện pháp nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho lưu học sinh Lào từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội.

38 Về lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện nay / Trịnh Đức Thành // .- 2023 .- Số 342 - Tháng 7 .- Tr. 21-25 .- 400

Từ Hán Việt là một bộ phận chiếm số lượng lớn và có vai trò quan trọng trong tiếng Việt. Tuy nhiên việc sử dụng không chính xác các từ này vẫn còn khá phổ biến. Trong bài viết này tác giả nêu một số ý kiến về lớp từ Hán Việt và việc giảng dạy chúng trong nhà trường hiện nay.

39 Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Khánh với những vấn đề ngôn ngữ ở Việt Nam / Nguyễn Văn Khang // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 3-9 .- 400

Giới thiệu ý kiến của nguyên Bĩ thư Trung ương Đảng, nguyên Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Khánh về những vấn đề ngôn ngữ ở Việt Nam. Dù là đương chức hay đã nghỉ làm việc, ông luôn noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp bước nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các nhà lãnh đạo tiền bối, dành sự quan tâm sâu sắc đến tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và ngoại ngữ. Bài viết này như một nén tâm nhang thành kính của người viết nói riêng, của giới ngôn ngữ học nói chung để tưởng nhớ đến ông và tri ân những đóng góp của ông cho nền ngữ học nước nhà

40 Nâng cáo chất lượng học phần “tiếng Việt thực hành”: Đề xuất một số dạng bài tập / Nguyễn Thu Hà, Trần Anh Tuấn // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 36-43 .- 400

Tiếng Việt thực hành là học phần bắt buộc đối với sinh viên khoa Ngoại ngữ. Từ thực tế giảng dạy bài viết phân tích và đưa ra một số dạng bài tập thực hành cùng cách thức triển khai bài tập với mục đích kích thích tính tự giác học của sinh viên để nâng cao chất lượng giờ dạy và học.