CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt

  • Duyệt theo:
21 Cấu trúc vi mô của từ điển phương ngữ Tiếng Việt / Hoàng Thị Nhung // .- 2023 .- Số 5 (391) .- .- 400

Trình bày một số vấn đề về cấu trúc vi mô của từ điển phương ngữ Tiếng Việt. Bài viết này tìm hiểu các thông tin đó và qua đó làm rõ một số đặc điểm trong cấu trúc vi mô của các từ điển phương ngữ tiếng Việt.

22 Phân tích chuyển ngôn qua trung gian – hướng tiếp cận phân tích diễn ngôn từ hành động xã hội / Phan Thanh Bảo Trân // .- 2023 .- Số 6 (392) .- Tr. 3-12 .- 400

Nghiên cứu về diễn ngôn qua trung gian là gì?. Phân tích một số khái niệm liên quan. Trình bày về mục đích và phương pháp nghiên cứu hướng tiếp cận phân tích diễn ngôn từ hành động xã hội.

23 Đặc điểm cấu tạo tên cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam / Lưu Hớn Vũ // .- 2023 .- Số 6 (392) .- Tr. 69-80 .- 400

Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo tên của cơ sở giáo dục Đại học tại Việt Nam. Qua đó nhằm làm rõ phương thức đặt tên, xu hướng đặt tên của các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam, đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn đến xu hướng đặt tên này.

24 Cơ sở nhận diện hành vi ngôn ngữ phàn nàn trong giao tiếp tiếng Việt / Đào Thị Thanh Huyền // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 28-35. .- 400

Nhằm mục đích đưa ra cơ sở nhận diện hành vi ngôn ngữ phàn nàn trong giao tiếp tiếng Việt, bài viết đac tiến hành xây dựng khái niệm hành vi ngôn ngữ phàn nàn, phân tích các điều kiện cho việc thực hiện hành vi này theo quan điểm của J. Austin và J. Searle, phân biệt hành vi phàn nàn với các hành vi cận kề với nó như chê, trách, phê bình. Từ đó, bài viết đưa ra 4 “dấu hiệu nhận biết” hành vi phàn nàn trong giao tiếp tiếng Việt.

25 Cách thức biểu lộ sự bức xúc của cấp dưới đối với cấp trên ở nơi làm việc: Nghiên cứu dụng học giao văn hóa trường hợp Mỹ và Việt Nam / Ngô Hữu Hoàng, Mai Thị Thu Hân // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 3-10 .- 400

Nghiên cứu trường hợp về cách thức biểu hiện bức xúc trong công việc tại nơi làm việc của người Mỹ và người Việt. Nghiên cứu phân tích và thảo luận phản hồi cụ thể của 10 nghiệm thể Mỹ và 10 nghiệm thể Việt để tìm ra câu trả lời cho giả thuyết của chúng tôi là “nhân viên người Mỹ có khuynh hướng phản ứng trực tiếp và bình đẳng hơn so với nhân viên người Việt Nam trong thể hiện sự bức xúc với cấp trên tại nơi làm việc”.

26 Một số xu hướng biến đổi ngữ âm từ Proto Kra đến tiếng Nùng Vẻn / Phan Lương Hùng // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 11-19 .- 400

Trình bày một số xu hướng biến đổi ngữ âm từ Proto Kra đến tiếng Nùng Vẻn. Trên cơ sở phục nguyên của Ostapirat đối với Proto Kra, tiến hành đối chiếu với các ánh xạ của hệ thống phụ âm đầu trong các từ cùng gốc trong tiếng Nùng Vẻn và khái quát thành một số xu hướng biến ngữ âm chủ đạo từ Proto Kra đến tiếng Nùng Vẻn.

27 Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp vị từ quá trình đơn trị tiếng Việt / Trương Thị Thu Hà // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 39-49 .- 400

Tập trung nghiên cứu nhóm vị từ quá trình đơn trị. Đó là những vị từ biểu thị những sự tình quá trình chỉ có một diễn tố duy nhất chính là chủ thể của quá trình được biểu thị trong câu.

28 Sự phát triển nghĩa của từ chỉ màu đen trong tiếng Việt (Quan khảo sát một số cuốn từ điển giải thích tiếng Việt) / Trịnh Thị Thu Hiền // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 59-67 .- 400

Phân tích nghĩa gốc, các nghĩa phái sinh và nghĩa biểu trưng cử từ chỉ màu sắc cơ sở đen trong 07 cuốn từ điển tiếng Việt qua các giai đoạn để từ đó tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa, sự phát triển nghĩa của từ này trong từ điển tiếng Việt nói riêng, trong tiếng Việt nói chung.

29 Lời hát dạo, hát chào, hát mừng trong hát phường vải của người Nghệ Tĩnh / Đỗ Thị Kim Liên // .- 2023 .- Số 8 (394) .- Tr. 3-13 .- 400

Phân tích một số vấn đề về thể Hát phường vải Nghệ Tĩnh và địa bàn. Nghiên cứu về đặc điểm lời hát dạo, hát chào – mừng trong Hát phường vải. Hát ví dặm là thể hát dân ca đặc trưng của người Nghệ Tĩnh, có từ lâu đời.

30 Nghiên cứu từ ngữ phương ngữ theo thuộc tính mở từ nhiều góc nhìn khác nhau / Hoàng Trọng Canh // .- 2023 .- Số 8 (394) .- Tr. 14-23 .- 400

Nghiên cứu từ ngữ phương ngữ theo thuộc tính mở từ nhiều góc nhìn khác nhau. Bài viết nêu lên một số phương diện của từ ngữ phương ngữ tiếng Việt đã được khảo sát theo hướng mở, chủ yếu là những trải nghiệm quan sát, nghiên cứu của bản thân.