CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt
101 Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời của hành vi cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt / Đặng Nghiêm Thu Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 102 - 109 .- 400
Nghiên cứu sâu hơn về giao tiếp ngôn ngữ dưới góc độ văn hóa và giao thoa văn hóa thuộc phạm vi hành vi cầu khiến.
102 Việc nghiên cứu và biên soạn từ điển thành ngữ ở Việt Nam / Hoàng Thị Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 14 - 22 .- 400
Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu, tình hình biên soạn và cách xử lí cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô trong từ điển thành ngữ, từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong việc thiết lập cấu trúc vĩ mô và vi mô của loại từ điển này.
103 Thiết chế quản lí làng xã ở Nam Kỳ qua di sản Sổ Bộ Hán Nôm Nam Bộ (1819-1918) / Nguyễn Thị Thiêm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 35 - 39 .- 400
Căn cứ trên những thông tin được ghi chép trong Sổ Bộ Hán Nôm Nam Bộ (1819-1918), khái quát những vấn đề chung nhất về thiết chế quản lí làng xã trên vùng đất này, nhằm tạo cơ sở thúc đẩy việc nghiên cứu chuyên sâu khối tài liệu này.
104 Một số lỗi phát âm tiếng Hán của người Việt từ góc nhìn “ngữ trung gian” (Interlanguage) / Lê Minh Thanh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 60 - 64 .- 400
Vận dụng lí thuyết “ngữ trung gian” (Interlanguage) tiến hành phân tích về mặt ngữ âm giữa tiếng Việt và tiếng Hán để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng; chỉ ra lỗi của sinh viên Việt nam khi phát âm tiếng Hán do ảnh hương của cách phát âm tiếng Việt. Từ đó đề xuất cách giảng dạy ngữ âm cũng như cách khắc phục lỗi ngữ âm.
105 Một số vấn đề về đánh giá chất lượng bản dịch tiếng Việt so với nguyên tác tiếng Anh / Nguyễn Thị Hồng Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 10 (277) .- Tr. 86 - 92 .- 400
Đề cập tới một số vấn đề cần xem xét khi đánh giá chất lượng một bản dịch tiếng Việt với nguyên tác bằng tiếng Anh dựa theo mô hình đánh giá bản dịch của Peter Newmark bao gồm 8 phương pháp, 14 bước dịch và 5 bước đánh giá.
106 Ngôn ngữ quảng cáo hướng đến trẻ em trong tiếng Anh và tiếng Việt / Trần Thị Thu Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 10 (277) .- Tr. 101 - 105 .- 400
Thu nhập, phân tích và đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ trong các quảng cáo hướng đến trẻ em bằng tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trên phương diện sử dụng ngôn ngữ hướng tới đối tượng khách hàng là trẻ em.
107 Về khái niệm “ẩn dụ ngữ âm” / Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Lê Yến Phượng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 30 - 36 .- 400
Thử tìm hiểu về khái niệm ẩn dụ ngữ âm, cơ chế hoạt động và nêu ra các hình thức cơ bản của ẩn dụ ngữ âm nhằm làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ẩn dụ ngữ âm trong Việt ngữ sau này.
108 Cơ chế chuyển di ý niệm của phạm trù ăn uống nhìn từ góc độ tác thể / Nguyễn Thị Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 37 - 44 .- 400
Phân tích cơ chế chuyển di ý niệm của phạm trù ăn uống nhìn từ góc độ tác thể, từ đó xác lập nên cơ sở lí giải một số hiện tượng ngôn ngữ trong tiếng Anh trong sự so sánh với tiếng Việt.
109 Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt / Lê Thị Mỹ Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 50 - 55 .- 400
Phân loại hệ thuật ngữ này về đặc điểm cấu tạo (từ và cụm từ), đặc điểm từ loại, miêu tả đặc điểm cấu tạo và xác định các mô hình cấu tạo của chúng, từ đó đưa ra những nhận xét về đặc điểm cấu tạo, chức năng định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
110 Mạch lạc trong việc duy trì đề tài qua một số phép liên kết ở văn bản nghị luận văn học / Tống Thị Hường // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 56 - 64 .- 400
Làm rõ vai trò quan trọng của một số phép liên kết có tác dụng duy trì đề tài trong văn bản nghị luận văn học là phép lặp, phép tỉnh lược, phép thế.