CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt

  • Duyệt theo:
112 Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nghe (trình độ B1) cho người nước ngoài học tiếng Việt tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên / Nguyễn Thu Quỳnh, Hà Công Hưng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 7 (274) .- Tr. 56-62 .- 400

Đề xuất xây dựng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng nghe cho sinh viên nước ngoài đang học tiếng Việt hệ dự bị đại học và sau đại học tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

113 Xây dựng bộ trắc nghiệm đánh giá lời nói Việt: Nghiên cứu định khung / Phạm Thị Bền, Sharynne Mcleod, Lê Thị Thanh Xuân // .- 2018 .- Số 3 (347) .- Tr. 33 - 45 .- 400

Bộ trắc nghiệm đánh giá lời nói Việt ( tên tiếng Anh là The Vietnamese Speech Asessment, VSA) đã được nghiên cứu để xây dựng phục vụ cho nghiên cứu và thực tiễn trị liệu ngữ âm tiếng Việt ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam và ở các nước khác trên thế giới. Trình bày một cách khái quát quá trình xây dựng bộ trắc nghiệm ở giai đoạn thứ nhất: Nghiên cứu định khung.

114 Đặc trưng của vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt / Đỗ Thị Hiên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 11(265) .- Tr. 39- 43 .- 400

Vị từ ba diễn tố là nhóm vị từ phức tạp trong tiếng Việt bởi có nhiều tiểu loại với bản chất không thực sự đồng nhất. Xác định đặc trưng cơ bản của các vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt bao gồm: “ động”; “ chủ ý”; “tác động”; “ba diễn tố”. Các đặc trưng này sẽ quy định đến hoạt động của vị từ ba diễn tố trong phát ngôn.

115 Ánh xạ ý niệm trong các bài tạp chí tiếng Việt chuyên ngành kinh tế / Phạm Thị Thanh Thùy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 7(338) .- Tr. 17- 26 .- 400

Tập trung phân tích cơ chế ánh xạ của các ẩn dụ ý niệm “kinh tế” thu thập được từ 15 bài nghiên cứu được in trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế. Tất cả các bài viết đều được xuất bản năm 2016. Việc nghiên cứu cơ chế ánh xạ này sẽ giúp hiểu rõ hơn quy trình ý niệm hóa các hoạt động kinh tế, suy nghĩ của các nhà kinh tế học về ý niệm “ kinh tế”.

116 Cách xưng hô bằng biểu thức miêu tả trong tiếng Việt / Vũ Thị Sao Chi // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 99 - 109 .- 495.922

Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của biểu thức miêu tả để xưng hô. Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của biểu thức miêu tả để xưng hô. Tình huống giao tiếp sử dụng biểu thức miêu tả để xưng hô.

117 Tìm hiểu ngữ nghĩa của nhóm tri giác bằng khứu giác thuộc phạm trù ẩm thực trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Nguyễn Thị Thùy // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 150 – 160 .- 495.922

Bài viết tập trung tìm hiểu sự hoạt động ngữ nghĩa của nhóm từ tri giác về ẩm thực qua trải nghiệm của giác quan khứu giác, nhằm mục đích tìm hểu và khám phá đặc trung văn hóa riêng, cũng như những đặc trung nhận thức về khả năng liên tưởng phong phú trong đời sống của người Việt.

119 Chuyển di và thích ứng trong sử dụng tiếng Việt của cộng đồng di dân gốc Việt tại Úc / TS. Thái Duy Bảo // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 12 .- Tr. 21 – 35 .- 495.92

Nghiên cứu đặc điểm của tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ cộng đồng được sử dụng trong cộng cồng di dân gốc Việt tại Úc. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát nhiều đối tượng nói được tiếng Việt và tiếng Anh với những chủ đề xoay quanh sinh hoạt hằng ngày, những khía cạnh văn hóa xã hội của cuộc sống ở Úc nhằm làm nổi bật các đặc điểm từ vựng, cấu trúc và hiện tượng chuyển đổi ngôn ngữ trong tiếng Việt của cộng đồng.

120 Đặc trưng ngữ nghĩa của tiều từ tình thái cuối phát ngôn dùng để hỏi trong giao tiếp của người Thanh Hóa / Nguyễn Duy Diện // Ngôn ngữ và đời sống .- 2014 .- Số 12 (230) .- Tr. 52 – 56 .- 495.922

Trình bày khái niệm về tình thái và tiểu từ tình thái cuối phát ngôn, tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tiếng Thanh Hóa, ngữ nghĩa của các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn dùng để hỏi.