CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
381 Tác động của các tai biến môi trường tới an ninh lương thực khu vực ven sông Hậu/Lê Thị Hoa / Lê Thị Hoa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 4 (39) .- Tr. 22 - 29 .- 363
Dưới góc nhìn an ninh lương thực, những tai biến môi trường đã khiến khu vực ven sông Hậu phải đối mặt với những khó khăn, rủi ro nhất định trong sản xuất lương thực. Các tai biến môi trường tự nhiên như xâm nhập mặn, hạn hán, sự bất thường của lũ, sự thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, xói lở bò biển đã có những tác động nhất định làm giảm diện tích và năng suất sản xuất lương thực tại khu vực ven sông Hậu. Ngoài ra, các tai biến môi trường còn tác động ảnh hưởng làm tăng chi phí lao động, chi phí đầu tư trong gieo trồng, sản xuất luá, diện tích gieo trồng lương thực đang trong tương lai ở vùng đồng bằng ven sông Hậu và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thực tiễn trên đặt ra nhu cầu cấp thiết cần nhận diện, nghiên cứu xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khu vực ven sông Hậu hiện nay và trong thời gian tới.
382 Nghiên cứu xử lý bã thải mắm làm phân bón hữu cơ cho cây trồng tại Làng nghề nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Đức Huỳnh, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Xuân Vũ // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 6(55) .- Tr. 129-140 .- 363
Nghiên cứu này thực hiện đánh giá hiện trạng sản xuất và xử lý bã thải tại làng nghề nước mắm Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải và ưu nhược điểm của các biện pháp, nhận diện được các yếu tố gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm, nhận diện được khả năng tận dụng làm nguyên liệu để ủ phân hữu cơ từ bã thải. Thực nghiệm ủ bã thải mắm làm phân bón hữu cơ trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường so sánh sản phẩm ủ với Tiêu chuẩn ngành 10TCN 526:2002/BNNPTNT, từ đó đưa ra được quy trình ủ bã thải mắm làm phân bón hữu cơ phù hợp với thực tế. Tính toán khái toán về chi phí đầu tư và lợi ích dự kiến mang lại để chuyển giao cho các hộ gia đình có nhu cầu.
383 Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn Lactobacillus sinh gamma aminobutyric acid cao từ thực phẩm lên men truyền thống / Ngô Đại Hùng, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Nhật Hằng, Huỳnh Anh Tuấn, Võ Thị Kim Thư, Nguyễn Thanh Bình, Ngô Đại Nghiệp, Võ Thanh Sang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 20-25 .- 641.1
Gamma aminobutyric acid (GABA) được tổng hợp bởi vi sinh vật gồm vi khuẩn, nấm men và nấm. Vi khuẩn lactic trong các sản phẩm lên men chua truyền thống ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Nghiên cứu này thực hiện phân lập các chủng vi khuẩn Lactobacillus có khả năng sinh GABA cao từ thực phẩm lên men truyền thống.
384 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế độ sấy và hàm lượng bột từ hạt đậu đen (Vigna cylindrica) nảy mầm để sản xuất bánh quy giàu GABA / Trần Thị Ngọc Mai, Huỳnh Phương Quyên, Nguyễn Thái Ngọc Uyên // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 61-66 .- 641.5
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra công thức chế biến sản phẩm bánh quy có chứa thành phần chức năng GABA (gamma aminobutyric acid) từ hạt đậu đen nảy mầm. Kết quả cho thấy, quá trình nảy mầm gồm 3 công đoạn.
385 Nghiên cứu cải tiến công nghệ AAO ứng dụng xử lý Nitơ trong nước thải sinh hoạt / Võ Đức Thưởng, Đào Minh Trung // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 1+2 (399+400) .- Tr. 107-108 .- 363.7
Nghiên cứu tiến hành điều chỉnh và cải tiến mô hình AAO bằng cách lắp đặt bổ sung một bể hiếu khí, nhằm mục đích gia tăng thời gian lưu nước, nâng cao thời gian tương tác giữa vi sinh vật và các cấu tử ô nhiễm, cải thiện hiệu quả của mô hình trong xử lý nước thải sinh hoạt.
386 Ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới Chính phủ số ngành Tài nguyên và Môi trường / Lê Phú Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 1+2 (399+400) .- Tr. 84-85 .- 004
Các đơn vị ngành Tài nguyên và Môi trường đã quyết liệt, tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, vận hành Chính phủ, Chính quyền điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đạt được những kết quả rất quan trọng như: Dữ liệu cơ bản của ngành là dữ liệu số; công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; thủ tục hành chính của ngành tuy rất phức tạp nhưng cũng được cung cấp đầy đủ quả dịch vụ công trực tuyến,… đó là tiền đề để phát triển thành ngành Tài nguyên và Môi trường số vào năm 2025.
387 Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” / Tạ Đình Thi // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 1+2 (399+400) .- Tr. 46-48 .- 363.7
Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về phát thải khí nhà kính hiện nay.
388 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước / Dương Hồng Sơn // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 24 (398) .- Tr. 44-45 .- 363.7
Trải qua 5 năm thành lập và phát triển, Viện Khoa học tài nguyên nước bước đầu đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Kết quả này được thể hiện trong số lượng đề tài, dự án, số lượng công trình khoa học đã được công bố.
389 Ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở tầm quốc gia / Nguyễn Quốc Khánh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 24 (398) .- Tr. 42-43 .- 363.7
Trình bày các vấn đề: Chú trọng việc xây dựng và ban hành các quy trình ứng dụng công nghệ mới; đột phá công nghệ viễn thám; giám sát xói lở bờ biển bằng công nghệ viễn thám.
390 Vấn đề môi trường của Việt Nam trong Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 / Vũ Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Ngọc Ánh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 24 (398) .- Tr. 38-39 .- 363.7
Phân tích phương pháp tính toán và kết quả đánh giá của Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu cho Việt Nam về các vấn đề môi trường, từ đó nhằm đưa ra một số đề xuất để cải thiện chỉ số trong thời gian tới.