CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
401 Đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu / Trần Mỹ Vy, Lê Hùng Anh, Phùng Chí Sỹ // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 6 (404) .- Tr. 60-62 .- 363.7
Để đáp ứng được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, thành phố trong thời gian tới cần triển khai các biện pháp phân loại chất thải rắn inh hoạt tại nguồn, đầu tư đồng bộ hệ thống thug om, vận chuyển, trung chuyển, tái chế và tái sử dụng chất thải, hạn chế tối đa tỷ lệ chất thải rắn chôn lấp theo hướng quản lý tổng hợp, phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
402 Tương quan giữa kháng sinh Ciprofloxacin, Ofloxacin và các thông số chất lượng nước sông Sài Gòn / Nguyễn Phú Bảo, Đinh Quốc Túc, Nguyễn Phú Bảo, Phạm Hồng Nhật // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 46-52 .- 363
Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh cho sự xuất hiện của kháng sinh trong nước sông Sài Gòn nhưng có rất ít thông tin về sự hiện diện và tương quan của nó với chất lượng nước. Trong nghiên cứu này, 2 kháng sinh tiêu biểu là Ciprofloxacin (Cip) và Ofloxacin (Ofl) được lựa chọn nghiên cứu về tương quan với thông số chất lượng nước.
403 Khung đánh giá an ninh nguồn nước Việt Nam / Hoàng Minh Tuyển, Lương Hữu Dũng, Trần Thanh Xuân // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 53-59 .- 363
Để đánh giá an ninh nguồn nước Việt Nam, cần xây dựng khung cùng với các tiêu chí đánh giá chỉ số an ninh nguồn nước (WSI). Khung đánh giá an ninh nguồn nước đưa ra dựa trên cơ sở lựa chọn các chỉ thị theo các tiêu chí SMART, KPI và WSI do một số tổ chức quốc tế và nhà khoa học trên thế giới đề xuất có xét đến đặc thù của Việt Nam, gồm các yếu tố ảnh hưởng chính đến an ninh nguồn nước và dữ liệu có thể đáp ứng cho yêu cầu tính toán, quy mô cũng như mức độ chi tiết. Bài báo đưa ra khung đánh giá an ninh nguồn nước cho Việt Nam (phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông và tỉnh/thành phố). Đồng thời, các tác giả đã đưa ra phương pháp và minh họa cách xác định một số chỉ thị (hoặc chỉ số) chính trong khung an ninh nguồn nước làm cơ sở cho việc đánh giá an ninh nguồn nước của Việt Nam.
404 Ảnh hưởng của hàm lượng chì (Pb) trong đất đến sinh trưởng và khả năng hấp thu Pb của cây cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L.) / Phạm Thị Mỹ Phương, Tô Thị Mai Dung, Đoàn Văn Tú, Nguyễn Ngọc Quý // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 60-63 .- 363
Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất bằng phương pháp sinh học đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hiện nay tại Việt Nam. Nghiên cứu này đề cập đến tác động của chì (Pb) đến sinh trưởng và khả năng hấp thu nguyên tố này của cây cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L.), nhằm loại bỏ Pb ra khỏi đất.
405 Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu hoá lý và hoá sinh của tỏi trong quá trình lên men tỏi đen / Nguyễn Thị Hạnh, Tống Xuân Hoa, Nguyễn Văn Hưng, Hoàng Giang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 68-72 .- 664.02
Tỏi đen được tạo ra bởi các phản ứng hóa sinh xảy ra trong quá trình chế biến tỏi tươi nhờ sự kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự biến đổi đặc tính lý hoá của một số giống tỏi trong quá trình lên men tỏi đen. Tỏi dùng trong nghiên cứu bao gồm 4 mẫu: tỏi một nhánh Hải Dương, tỏi nhiều nhánh Trung Quốc, Hải Dương và Lý Sơn được xử lý, chế biến theo quy trình có kiểm soát nhiệt độ (85-90oC) và độ ẩm (80-90%). Những biến đổi của một số chỉ tiêu hoá lý và hoá sinh trong quá trình lên men như độ ẩm, màu sắc, hàm lượng đường khử, polyphenol tổng số, axit tổng số, chỉ số chống ôxy hoá và hoạt lực enzym alliinase được đánh giá ở 4 mẫu tỏi.
406 Nghiên cứu tối ưu hóa tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào nhà máy xử lý nước thải / Hồ Minh Lâm, Nguyễn Hùng, Ngô Đăng Lưu, Nguyễn Đình Long, Lê Hữu Quỳnh Anh, Nguyễn Trần Phú Thịnh // Tự động hóa ngày nay .- 2023 .- Số 265+266 .- Tr. 28-30,35 .- 363
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo sự độc lập về nguồn cung cấp điện cho các nhà máy xử lý nước thải. Hệ thống được thiết kế tích hợp sử dụng biogas, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hydro để sản xuất năng lượng điện và nhiệt, sấy khô bùn và đốt cháy bùn để tạo ra năng lượng hơi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhà máy xử lý nước thải có thể hoạt động độc lập với nguồn cung cấp năng lượng bên ngoài với chi phí hợp lý. Nghiên cứu này được thực hiện và mô phỏng trong một năm tại Việt Nam.
407 Tham vấn ý kiến cộng đồng trong xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bến Tre / Tôn Thất Lãng, Đặng Thị Kim Thi, Lê Mai Ngọc Ánh, Võ Văn Ngoan, Huỳnh Lê Duy Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 3 (401) .- Tr. 50-52 .- 363.7
Khảo sát và lấy ý kiến 183 hộ gia đình, 54 cơ quan, đơn vị quản lý, 89 doanh nghiệp, cơ sở phát sinh khí thải trên địa bàn tỉnh để lấy ý kiến về hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và mức sẵn lòng chi trả cho các giải pháp bảo vệ môi trường không khí tỉnh Bến Tre.
408 Dự báo lưu lượng nước dùng phương pháp phân tích dãy đơn SSA / Kiều Ngọc Huyền, Nguyễn Trần Nhẫn Tánh // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 3 (401) .- Tr. 58-60 .- 363.7
Sử dụng dữ liệu Q đo đạc tại Vàm Nao giai đoạn 2009-2017 để dự báo Q tại vị trí này năm 2018 phục vụ cho đánh giá mô hình SSA. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm 2009-2017 để dự báo giá trị Q đến năm 2028.
409 Định hướng phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam / Vũ Thanh Ca // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 3 (401) .- Tr. 15-16 .- 363.7
Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế biển xanh; Giải pháp phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam.
410 Triển khai quy hoạch xây dựng các thị trấn sinh thái tại Hà Nội : thực tiễn và đề xuất các tiêu chí đô thị sinh thái theo định hướng phát triển bền vững / Đỗ Hậu // Xây dựng .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 20-25 .- 307.76094
Để giúp cho công tác quy hoạch xây dựng các đô thị sinh thái ở Việt Nam trong thời gian tới, dựa trên các bài học của một số quốc gia về quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái, bài viết đề xuất bộ tiêu chí xây dựng đô thị sinh thái phù hợp với điều kiện Thủ đô theo định hướng phát triển bền vững.