CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
371 Ảnh hưởng của hàm lượng chì (Pb) trong đất đến sinh trưởng và khả năng hấp thu Pb của cây cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L.) / Phạm Thị Mỹ Phương, Tô Thị Mai Dung, Đoàn Văn Tú, Nguyễn Ngọc Quý // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 60-63 .- 363
Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất bằng phương pháp sinh học đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hiện nay tại Việt Nam. Nghiên cứu này đề cập đến tác động của chì (Pb) đến sinh trưởng và khả năng hấp thu nguyên tố này của cây cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L.), nhằm loại bỏ Pb ra khỏi đất.
372 Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu hoá lý và hoá sinh của tỏi trong quá trình lên men tỏi đen / Nguyễn Thị Hạnh, Tống Xuân Hoa, Nguyễn Văn Hưng, Hoàng Giang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 68-72 .- 664.02
Tỏi đen được tạo ra bởi các phản ứng hóa sinh xảy ra trong quá trình chế biến tỏi tươi nhờ sự kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự biến đổi đặc tính lý hoá của một số giống tỏi trong quá trình lên men tỏi đen. Tỏi dùng trong nghiên cứu bao gồm 4 mẫu: tỏi một nhánh Hải Dương, tỏi nhiều nhánh Trung Quốc, Hải Dương và Lý Sơn được xử lý, chế biến theo quy trình có kiểm soát nhiệt độ (85-90oC) và độ ẩm (80-90%). Những biến đổi của một số chỉ tiêu hoá lý và hoá sinh trong quá trình lên men như độ ẩm, màu sắc, hàm lượng đường khử, polyphenol tổng số, axit tổng số, chỉ số chống ôxy hoá và hoạt lực enzym alliinase được đánh giá ở 4 mẫu tỏi.
373 Nghiên cứu tối ưu hóa tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào nhà máy xử lý nước thải / Hồ Minh Lâm, Nguyễn Hùng, Ngô Đăng Lưu, Nguyễn Đình Long, Lê Hữu Quỳnh Anh, Nguyễn Trần Phú Thịnh // Tự động hóa ngày nay .- 2023 .- Số 265+266 .- Tr. 28-30,35 .- 363
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo sự độc lập về nguồn cung cấp điện cho các nhà máy xử lý nước thải. Hệ thống được thiết kế tích hợp sử dụng biogas, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hydro để sản xuất năng lượng điện và nhiệt, sấy khô bùn và đốt cháy bùn để tạo ra năng lượng hơi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhà máy xử lý nước thải có thể hoạt động độc lập với nguồn cung cấp năng lượng bên ngoài với chi phí hợp lý. Nghiên cứu này được thực hiện và mô phỏng trong một năm tại Việt Nam.
374 Tham vấn ý kiến cộng đồng trong xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bến Tre / Tôn Thất Lãng, Đặng Thị Kim Thi, Lê Mai Ngọc Ánh, Võ Văn Ngoan, Huỳnh Lê Duy Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 3 (401) .- Tr. 50-52 .- 363.7
Khảo sát và lấy ý kiến 183 hộ gia đình, 54 cơ quan, đơn vị quản lý, 89 doanh nghiệp, cơ sở phát sinh khí thải trên địa bàn tỉnh để lấy ý kiến về hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và mức sẵn lòng chi trả cho các giải pháp bảo vệ môi trường không khí tỉnh Bến Tre.
375 Dự báo lưu lượng nước dùng phương pháp phân tích dãy đơn SSA / Kiều Ngọc Huyền, Nguyễn Trần Nhẫn Tánh // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 3 (401) .- Tr. 58-60 .- 363.7
Sử dụng dữ liệu Q đo đạc tại Vàm Nao giai đoạn 2009-2017 để dự báo Q tại vị trí này năm 2018 phục vụ cho đánh giá mô hình SSA. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm 2009-2017 để dự báo giá trị Q đến năm 2028.
376 Định hướng phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam / Vũ Thanh Ca // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 3 (401) .- Tr. 15-16 .- 363.7
Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế biển xanh; Giải pháp phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam.
377 Triển khai quy hoạch xây dựng các thị trấn sinh thái tại Hà Nội : thực tiễn và đề xuất các tiêu chí đô thị sinh thái theo định hướng phát triển bền vững / Đỗ Hậu // Xây dựng .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 20-25 .- 307.76094
Để giúp cho công tác quy hoạch xây dựng các đô thị sinh thái ở Việt Nam trong thời gian tới, dựa trên các bài học của một số quốc gia về quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái, bài viết đề xuất bộ tiêu chí xây dựng đô thị sinh thái phù hợp với điều kiện Thủ đô theo định hướng phát triển bền vững.
378 Chính sách trung hòa khí thải carbon và giảm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc – Kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Phước Hạnh, Vũ Đức Nghĩa Hưng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 1 (263) .- Tr. 69-78 .- 363
Phân tích điểm tương đồng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải, quy định pháp luật cũng như sự hợp tác, hỗ trợ song phương trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu của hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả tập trung phân tích chính sách trung hòa khí thải carbon và giảm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc tầm nhìn đến 2050, qua đó đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của chính sách và rút ra kinh nghiệm từ Hàn Quốc nhằm kiến nghị một số giải pháp cho Việt Nam.
379 Mô hình quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học trên cơ sở phân tích cảnh quan khu vực đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa / Ngô Trung Dũng, Nguyễn Đăng Hội // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 4 (39) .- Tr. 3 - 11 .- 570
Tiếp cận cảnh quan (CQ) là công cụ phù hợp cho định hướng không gian và xây dựng các mô hình quản lý tài nguyên, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đặc điểm, sự phân hóa và chức năng của các đơn vị CQ biển đảo, kết hợp phân tích yêu cầu quản lý, bài báo đã xây dựng mô hình quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học (ĐDSH) gắn với nhiệm vụ quốc phòng cho khu vực đảo Nam Yết. Mô hình bao gồm: phân khu bảo tồn nghiêm ngặt ĐDSH; phân khu cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá; phân khu quần cư, sinh hoạt của lực lượng bảo vệ biển, đảo; phân khu bố trí các tổ đội dân cư; phân khu bố trí lực lượng phối thuộc; phân khu phát triển CQ, môi trường xanh của đảo; phân khu và không gian hoạt động của các lực lượng. Mô hình được thực hiện bởi bộ máy quản lý thống nhất, phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng theo yêu cầu của xây dựng khu vực phòng thủ cho quẩn đảo Trường Sa.
380 Định lượng dấu chân sinh thái và sức chứa sinh học phục vụ quy hoạch lãnh thổ tỉnh Bình Dương / Đặng Thị Hương Giang, Lưu Thế Anh, Nguyễn Xuân Tuyến // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 4 (39) .- Tr. 12 - 21 .- 570
Xem xét hiệu quả sử dụng nguồn vốn tự nhiên trong phát triển kinh tế xã hội góp phần đánh giá toàn diện tính bền vững của mô hình phát triển, thông qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và quy hoạch lãnh thổ. Bình Dương là một trong những nền kinh tế năng động nhất cả nước. Tăng trưởng kinh tế nhanh đã kéo theo nhiều vấn đề về môi trường và xã hội, dẫn đến sự kém bền vững và thiếu tính ổn định của tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu sử dụng chỉ số dấu chân sinh thái và sức tải sinh học để tính toán xem mức độ quá tải thông qua sử dụng đất cho các hoạt động phát triển của tỉnh Bình Dương năm 2020. Với diện tích sản xuất nông nghiệp lớn và năng suất cao, huyện Dầu Tiếng có dấu chân sinh thái và sức tải sinh học lớn nhất toàn tỉnh. Trong khi đó, 5/9 đơn vị hành chính cấp thị xã, thành phố tập trung phát triển công nghiệp đã quá tải dân số. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xem xét mức độ thiếu hụt hay thặng dư sức chứa lãnh thổ tỉnh Bình Dương cho phát triển trong thời gian tới.