CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
1 Giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu / Nguyễn Thị Bạch Tuyết // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 282 .- Tr. 48-51 .- 338.16
Tây Nam Bộ đang chịu tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Với cư dân nông thôn, hoạt động sinh kế của họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ liên quan, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh kế của người dân, đe dọa an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, bên cạnh việc nghiên cứu, tổng kết, xây dựng các mô hình sinh kế chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu thì việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả phân tích những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế của cư dân nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động sinh kế cư dân nông thôn vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
2 Tài chính xanh đối với suy thoái môi trường và năng lượng bền vững tại 45 quốc gia châu Á / Phạm Thị Tường Vân, Trần Thị Lệ Hiền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 281 Kỳ 1 tháng 2 .- Tr. 5-8 .- 363
Nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ của các chỉ số kinh tế, tài chính và lượng khí thải môi trường, nhằm phân tích tác động đổi mới tài chính đến lượng thải carbon, khí thải nhà kính, và tiếp cận điện. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 45 quốc gia châu Á thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng POPU và GDP có tác động dương đến cả 2 biến phụ thuộc khí thải carbon CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Đối với các biến hệ thống tài chính thì nghiên cứu chỉ ra ROE, LIRE, DOCRE, EDST có tác động tích dương đáng kể đến khí thải carbon CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Trong khi đó COINC, ATM tác động âm đáng kể đến CO2 và GRHO. Hơn nữa, ROA, CAAS, DEPO, BORR không có tác động đáng kể đến CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Ngoài ra, POPU, GDP, ROA, ROE, LIRE, COINC, DEPO không có tác động đáng kể đến tiếp cận điện ELEC. Đồng thời CAAS, DOCRE, BORR, ATM, EDST có tác động tích cực và đáng kể đến ELEC. Dựa trên kết quả nghiên cứu ra một số giải pháp để giảm lượng khí thải CO2 và tổng lượng khí thải nhà kính, chú trọng tập trung phân tích tác động của đổi mới tài chính hướng đến tài chính xanh và phát triển bền vững.
3 Tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng tín dụng - Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hà, TS Vũ Thị Kim Oanh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 281 kỳ 1 tháng 2 .- Tr. 12-15 .- 363
Biến đổi khí hậu và rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu đang ngày càng trở thành một vấn đề đáng quan tâm của các nhà quản lý. Bài viết sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023, trong đó thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và lượng khí thải carbon đại diện cho biến đổi khí hậu và tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thay đổi nhiệt độ và lượng mưa đều có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam, trong khi tác động của lượng khí thải carbon không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu gợi ra những đề xuất nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu tại Việt Nam cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
4 Ứng dụng công nghệ hạt nhân trong ứng phó ô nhiễm rác thải nhựa / Trần Bích Ngọc // .- 2024 .- Số 12A .- Tr. 59 - 62 .- 363
Chương trình ứng dụng công nghệ hạt nhân trong kiểm soát ô nhiễm rác thải nhựa (NUTEC Plastics) đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khởi xướng từ năm 2020, nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên tích hợp các kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ trong giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Chương trình được xây dựng dựa trên các dự án nghiên cứu và hợp tác kỹ thuật của IAEA với các quốc gia thành viên và các tổ chức liên quan về tái chế nhựa bằng công nghệ bức xạ, giám sát vi nhựa bằng kỹ thuật đánh dấu đồng vị. Bài viết chia sẻ về triển vọng ứng dụng công nghệ hạt nhân trong ứng phó với ô nhiễm rác thải nhựa, qua đó mở ra khả năng chuyển hóa chất thải nhựa thành tài nguyên có thể tái sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
5 Dự báo phân bố mưa cho các tiểu lưu vực trong lưu vực sông Srêpốk theo mô hình CMIP6 / Phan Thị Thanh Hằng, Đỗ Thị Vân Hương, Ngô Trà Mai, Nguyễn Thị Bích // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 89-96 .- 363
Đánh giá phân bố mưa trong quá khứ với chuỗi số liệu từ năm 1981 - 2020 còn xây dựng kịch bản phân bố mưa trong tương lai với quy mô cấp tháng cho các tiểu lưu vực trong lưu vực sông Srêpốk từ nguồn dữ liệu của mô hình EC-Earth3-Veg. Cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các kịch bản thích ứng biến đổi khí hậu chi tiết cho từng tiểu lưu vực thay thế cho các kịch bản quy mô lớn, khó khăn hơn trong việc xây dựng kịch bản ứng phó.
6 Xu hướng phát triển nông nghiệp hiện nay : cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam / Trần Thị Vân Anh // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 97-104 .- 363
Phân tích những xu hướng phát triển mới, chỉ ra cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến thể chế, huy động nguồn lực nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững trong thời gian tới.
7 Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt / Nguyễn Trung Thắng, Kim Thị Thúy Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 31-35 .- 363
Giới thiệu những kết quả chính của nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện năm 2024, với mục tiêu phân tích khung chính sách, pháp luật; xác định thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua thúc đẩy đầu tư PPP cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt, góp phần huy động nguồn lực tài chính, giảm bớt áp lực từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này.
8 Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái / Kim Thị Thúy Ngọc, Lê Thị Lệ Quyên, Đặng Thị Phương Hà, Lê Anh Vũ // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 38-42 .- 570
Giới thiệu; Khái niệm về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái; Hỗ trợ tài chính cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái; Khuyến nghị thúc đẩy tài chính đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam.
9 Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn / Khuất Hồng Trúc Vy, Nguyễn Minh Trí, Tăng Thị Thanh Trức, Hồ Hữu Lộc // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 65-72 .- 363
Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của công viên trong phát triển bền vững đô thị, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức, cải thiện quản lý và triển khai các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị không gian xanh.
10 Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Thị Liên, Phạm Thị Hồng Hạnh // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 73-80 .- 363
Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát hành trái phiếu xanh, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để thúc đẩy phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam. Đề xuất một số khuyến nghị: Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện pháp lý cũng như tạo điều kiện chính sách trong việc phát hành trái phiếu xanh; nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về phát triển bền vững; tăng cường liên kết và hợp tác giữa các đối tượng liên quan nhằm thúc đẩy phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam.