CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
361 Sự hiện diện và tính nguy hại của “các chất ô nhiễm đáng quan ngại mới CECs” trong môi trường nước mặt, nước cấp cho sinh hoạt ở Việt Nam / Trương Thị Ngọc Thảo // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 45-48, 54 .- 363

Giới thiệu chung về các chất ô nhiễm đáng quan ngại mới (CECs); tính nguy hại của CECs; hiện trạng về sự hiện diện CECs tại Việt Nam; một số quy chuẩn hiện hành đối với CECs trong môi trường nước.

362 Mô hình định giá các-bon trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 49-51 .- 363

Mô hình định giá các-bon trên thế giới; Tác động của định giá các-bon trong nền kinh tế tuần hoàn; Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.

363 Một số khuyến nghị thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp xanh của Việt Nam thông qua chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo các-bon thấp / Nguyễn Thị Nga // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 58-60 .- 363

Sự cần thiết của việc chuyển đổi sang nền nông nghiệp các-bon thấp ở Việt Nam; Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và vấn đề phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo; Con đường hướng tới chuyển đổi sang nền sản xuất lúa gạo các-bon thấp; Một số khuyến nghị thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp xanh của Việt Nam thông qua chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo các-bon thấp.

364 Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn / Nguyễn Song Tùng // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 67-69 .- 363

Phân tích thực trạng quản lý, những khó khăn thách thức trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn cả nước trong thời gian tới.

365 Thu hồi tài nguyên từ chất thải ngành công nghiệp xi mạ tại Việt Nam theo hướng kinh tế tuần hoàn và bền vững / Nguyễn Gia Cường, Lê Văn Giang, Nguyễn Trường Huynh // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 70-73 .- 363

Xử lý và thu hồi tài nguyên trong nước thải ngành xi mạ, một khía cạnh quan trọng để đảm bảo chuyển đổi sản xuất sang mô hình kinh tế tuần hoàn và bền vững.

366 Sản xuất bao bì thân thiện môi trường từ nhựa phế thải / Nguyễn Thanh Tùng, Hoàng Mai Hà // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 35-36 .- 363

Thông qua việc thực hiện dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng dây chuyền sản xuất một số sản phẩm bao bì chất dẻo thân thiện môi trường, có khả năng phân hủy sinh học”, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã sản xuất thành công sản phẩm bao bì từ nhựa phế thải thân thiện với môi trường. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu thực hiện dự án đã áp dụng các công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm bao bì dai, chịu nhiệt tới 100oC, song thời gian tự phân hủy chỉ từ 18-36 tháng.

367 Nghiên cứu sự phân hủy norfloxacin bởi quá trình ôxy hóa tiên tiến sử dụng UV/TiO2/H2O2 trong thiết bị phản ứng loại ống / Phan Quí Trà, Nguyễn Thành Đồng, Phạm Tuấn Linh, Đặng Thị Lan Hương, Nguyễn Viết Hoàng, Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 37-41 .- 363

Norfloxacin (NFX) thường được tìm thấy trong nước thải sinh hoạt, nhà máy xử lý nước thải, nước thải bệnh viện và nước mặt. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng sinh thái. Hơn nữa, các phương pháp xử lý sinh học thông thường (kể cả công nghệ màng lọc MBR) không khả thi để loại bỏ NFX. Trong nghiên cứu này, sự phân hủy NFX bởi quá trình ôxy hóa tiên tiến (AOPs) sử dụng các tác nhân UV/TiO2 và H2O2 trong thiết bị phản ứng loại ống ở quy mô phòng thí nghiệm đã được thực hiện. Các phản ứng phân hủy NFX có thể được biểu thị bởi mô hình động học Langmuir - Hinshelwood. Ảnh hưởng của các yếu tố: nồng độ TiO2 và H2O2, mật độ chiếu xạ UV và chế độ thủy động (tức chuẩn số Reynolds - Re) đến hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến (kapp) đã được đánh giá.

368 Nghiên cứu sức chịu tải của một số sông nội tỉnh Bắc Ninh / Trần Sỹ Hải, Nguyễn Minh Hưng, Nguyễn Văn Ga, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Bá Trung // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 52-57 .- 363

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về sức chịu tải của một số sông nội tỉnh Bắc Ninh, sử dụng phương pháp đánh giá gián tiếp để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông.

369 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh môi trường nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 / Trần Lệ Quyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 66-67 .- 363

Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con người năm 1972 - tức là tròn 50 năm năm trước tại Stockholm, lần đầu tiên vấn đề an ninh môi trường mới được nêu ra - đánh dấu bước phát triển quan trọng của nhận thức và nỗ lực chung của toàn nhân loại trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường. Đến nay phát triển bền vững, có sự điều tiết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an ninh xã hội và bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm phổ biến của các quốc gia trên thế giới và trở thành mục tiêu thiên niên kỳ. Tại Việt Nam, vấn đề đảm bảo an ninh môi trường nhằm phát triển bền vững cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng.

370 Vấn đề phân loại rác thải tại nguồn để bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững / Lưu Thị Lịch // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 7-9 .- 363

Phân loại chất thải (rác thải) là một trong những thành tố của việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở cấp cộng đồng. Việc phân loại chất thải tại hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại và nguy hiểm, góp phần bảo vệ môi trường. Phân loại rác tại nguồn được xem là một giải pháp quản lý rác thải, bảo vệ môi trường bền vững. Chỉ tiêu về môi trường là một trong những chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 của chính phủ Việt Nam cho toàn quốc cũng như của các địa phương trong đó nhấn mạnh tới chỉ tiêu tăng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị.