CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
251 Chính sách về “tẩy xanh” của Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Sỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phạm Văn Cường // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 44-47 .- 363

Phân tích bối cảnh ra đời và nội dung của một số chính sách liên quan đến “tẩy xanh” của Liên minh châu Âu và đề xuất một số chính sách đối với Việt Nam.

252 Sử dụng quy trình fenton hòa tan bụi đồng thau : nghiên cứu động học quá trình hòa tan đồng / Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Xuân Tòng // .- 2023 .- Tập 65 - Số 09 - Tháng 09 .- Tr. 3 - 12 .- 363

Bụi thải từ các cơ sở gia công đánh bóng đồng thau có hàm lượng đồng cao, có giá trị kinh tế cần phải thu hồi. Hòa tan đồng từ bụi thải trong gia công đồng thau dựa trên phản ứng Fenton là một giải pháp thủy luyện rất đáng quan tâm vì lợi ích kinh tế và môi trường. Phương pháp thiết kế thí nghiệm được sử dụng để xác định các thông số phù hợp bao gồm pH, hàm lượng Fe2+, tốc độ khuấy và hàm lượng H2O2 cho quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau. Các mô hình động học và các các thông số động học cũng đã được xác định. Kết quả cho thấy hiệu suất hòa tan đồng đạt 97%, cùng với các hằng số vận tốc hòa tan lớn nhất trong quá trình phản ứng xảy ra tại pH 1, [Fe2+] 0,1M, tốc độ khuấy 60 vòng/phút, hàm lượng H2Oz 1,8% với lưu lượng 1 mL/phút, trong 2 giờ khảo sát. Dữ liệu động học đã cho thấy có thể sử dụng mô hình động học bậc 1 để giải thích động học quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau và cơ chế của quá trình được kiểm sáo theo cơ chế phản ứng hóa học bề mặt. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quá trình Fenton có thể sử dụng để hòa tan đồng từ bụi đồng thau làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo như điện phân thu hồi đồng kim loại hay sản xuất hóa chất.

253 Tổng hợp vật liệu tioz/fe3o4 nanocomposit để tách chiết và làm giàu pb, ứng dụng phân tích pb trong mẫu nước / Trần Thị Thanh Thúy, Vũ Hữu Tài, Nguyễn Văn Trọng, Lê Hoài Ân // .- 2023 .- Tập 65 - Số 06 .- Tr. 13 - 21 .- 363

Ion chì trong mẫu được làm giàu bằng vật liệu TiO/Fe3O,nanocomposit — chất hấp phụ pha rắn với kỹ thuật chiết pha rắn, sau đó được giải hấp phụ và xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử. Tính chất của vật liệu TiO/Fe3O4 nanocomposit được phân tích bằng các phương pháp SEM, EDX, XRD. Các điều kiện chiết pha rắn sử dụng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit như pH của dung dịch, khối lượng của vật liệu, thời gian hấp phụ, nồng độ chất giải hấp phụ được lần lượt khảo sát để đạt hiệu suất hấp phụ và giải hấp phụ cao nhất. Kết quả cho thấy khi sử dụng 150 mg chất hấp phụ trong 60 phút ở pH 8 và nồng độ chất giải hấp phụ HNO3 2M thì hiệu suất hấp phụ đạt 100% và hiệu suất giải hấp đạt 94,5% với nồng độ ban đầu của ion Pb2+ là 200 pg/L. Với các điều kiện tối ưu, ion chì được xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử GF-AAS với nồng độ chì theo đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 5,0-40,0 ug/L (r2=0,9998). Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,9 ug/L và 3,0 ug/L; hiệu suất thu hồi của phương pháp khoảng 92,1%. Phương pháp được ứng dụng để xác định ion chì trong mẫu nước.

254 Chế tạo than sinh học từ vỏ sẵn phế phẩm ứng dụng làm chất hấp phụ màu xanh methylene trong nước thải / Đỗ Quý Diễm, Bùi Duy Tuyên, Nguyễn Văn Sơn, Võ Thành Công // .- 2023 .- Tập 65 - Số 06 .- Tr. 22 - 29 .- 363

Trong nghiên cứu, vỏ sắn phế phẩm được nhiệt hóa yếm khí tại nhiệt độ 600 °C trong 1 giờ thu được than sinh học, ký hiệu mẫu BC-S để ứng dụng làm chất hấp phụ màu xanh methylene. Các đặc tính hình thái và cấu trúc bề mặt của BC-S được đo đạc bằng phương pháp phân tích hiện đại như là kính hiền vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR), và BrunauerEmmett-Teller (BET). Dựa trên kết quả phân tích cho thấy rằng hình thái bề mặt của BC-S ở dạng các hạt phẳng xếp chồng lên nhau, chứa nhiều hóc, kích thước hạt trung bình 10 um. Cấu trúc BC-S tồn tại dạng tinh thể carbon graphite chứa các nhóm dao động C-H, C=C, S=O, N-H, CO, và OH là các peak đặc trưng của than sinh học có diện tích bề mặt riêng là 2,66 m/g. Trong ứng dụng BC-S làm chất hấp phụ màu xanh methylene, khảo sát khả năng hấp phụ màu cho kết quả khả năng hấp phụ cực đại là 5,10 mg MB/g BC-S Các kết quả cho thấy có thể sử dụng BC-S làm chất hấp phụ xử lý nước thải mang màu rộng rãi ở công nghiệp.

255 Nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite cellulosenickel cho phản ứng oxi hóa điện hóa đối với UREA / Trần Thị Ngọc Thảo, Cao Thanh Nhàn, Phạm Hải Định, Trần Thảo Quỳnh Ngân // .- 2023 .- Tập 65 - Số 06 .- Tr. 30 - 38 .- 363

Trong báo cáo này, vật liệu composite cellulose/Ni(Cellulose/Ni) được tập trung nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng như vật liệu xúc tác cho phản ứng oxi hóa điện hóa urea trong môi trường kiềm. Cellulose được tách từ vỏ cam, một phế phẩm trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, bằng phương pháp phân hủy sinh học trong môi trường nước dừa. Sau đó, các hạt Ni được cố định trên nền cellulose bằng chất khử NaBH4. Tính chất của vật liệu Celluse/Ni được khảo sát bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) để xác định hình thái, cấu trúc của bột giấy sau khi đã tổng hợp. Hoạt tính điện hóa của vật liệu xúc tác điện hóa cellulose/Ni được đo bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic voltammetry – CV). Kết quả cho thấy vật liệu composite cellulose/Ni thể hiện khả năng xúc tác điện hóa đối với urea trong môi trường kiềm. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc phát triển vật liệu, cũng như việc tận dụng nguồn chất thải trong ứng dụng vật liệu xúc tác cho phản ứng điện hóa urea.

256 Khảo sát sự phụ thuộc tính chất điện từ vào cấu trúc xếp chồng của vật liệu hai lớp Chromium trihalides – CrX3 (X = I, Cl, Br) bằng lý thuyết phiếm hàm mật độ / Trần Tuấn Anh // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 81-89 .- 541

Báo cáo mối liên hệ giữa thứ tự xếp chồng và tính chất từ tính của hai lớp CrX3 bằng cách sử dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ. Chỉ ra trật tự xếp chồng có thể làm thay đổi trạng thái nền từ tính. Bằng cách thay đổi trật tự sắp xếp giữa các lớp, người ta có thể điều chỉnh tương tác trao đổi giữa các lớp giữa phản sắt từ và sắt từ. Kết quả không chỉ đưa ra một lời giải thích khả dĩ cho sự thay đổi tính chất từ trong lớp kép CrX3 mà còn có ý nghĩa trong các cấu trúc dị thể làm vật liệu từ hai chiều.

257 Tổng hợp nano đồng trên thủy tinh Aluminosilicate / Nguyễn Thị Thái An, Nguyễn Hạ Vi, Nguyễn Minh Tâm // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 90-95 .- 540

So sánh kết quả nhiễu xạ tia X và ảnh SEM của mẫu trước và sau khi ủ nhiệt đã cho thấy Cu nano hình thành trên bề mặt thủy tinh với kích thước vào khoảng 50-60 nm. Bên cạnh đó, hiệu ứng tăng cường tán xạ Raman bề mặt (SERS) đã được quan sát thấy đối với mẫu thủy tinh hình thành nano Cu.

258 Nghiên cứu tổng hợp vật liệu khung cơ kim MIL-101 (Cr) và ứng dụng trong hấp phụ khí CO / Nguyễn Thị Thu, Trần Ngọ, Nguyễn Thị Hiệp, Trần Nguyên Tiến // .- 2023 .- Số 03 (58) - Tháng 6 .- Tr. 31-38 .- 540

Tổng hợp các tinh thể MIL-101 (Cr) từ muối Cr(III) nitrate và axit terephthalic (H2BDC) với sự có mặt của N,N dimethylformamide (DMF) ở nhiệt độ cao. Các mẫu vật liệu sau khi tổng hợp được khảo sát bằng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm XRD, SEM, BET và TGA. Sau đó, MIL-101 (Cr) được đánh giá khả năng hấp phụ CO tại các nhiệt độ khác nhau 288K, 298K, 308K, 318K.

259 Xử lý độ màu và COD của nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu bùn thải từ nhà máy cấp nước và peroxydisunfat / Lê Quang Sang, Nguyễn Nhật Huy, Trần Nguyễn Hải // .- 2023 .- Số 03 (58) - Tháng 6 .- Tr. 39-48 .- 363

Đánh giá tiềm năng của bùn thải từ một nhà máy xử lý nước cấp trong việc xử lý độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm thông qua: phương pháp hấp phụ (sử dụng vật liệu bùn thải), hệ thống oxy hóa (sử dụng PDS) và quá trình xúc tác dị thể (kết hợp bùn thải và PDS).

260 Tính chất quang của chấm lượng tử Graphene đồng pha tạp Lưu huỳnh và Nitơ chế tạo bằng phương pháp nhiệt phân dưới sự hỗ trợ của lò vi sóng / Trịnh Vũ Tuyết Nhung, Nguyễn Minh Tâm, Lê Xuân Hùng // .- 2023 .- Số 03 (58) - Tháng 6 .- Tr. 49-54 .- 541

Đưa ra phương pháp chế tạo S,NGQDs từ CA, MSA và Amonia, nghiên cứu các điều kiện chế tạo cũng như các loại tạp khác nhau. Tính chất quang của S,N-GQDs được khảo sát thông qua phổ huỳnh quang (PL), hấp thụ (Abs). Cơ chế huỳnh quang của các S,NGQDs cũng được đưa ra một cách chi tiết.