CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
1431 Nghiên cứu đánh giá khả năng khí hóa chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế / Lê Cao Chiến, Nguyễn Thị Tâm, Trần Quốc Huy,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 6 (Tập 60) .- Tr. 37 – 43 .- 363.7
Đánh giá tìm năng ứng dụng công nghệ khí hóa phục vụ công tác xử lý CTR, giúp tạo ra năng lượng và các sản phẩm cần thiết góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1432 Nghiên cứu đề xuất xây dựng chỉ tiêu về khí thải phương tiện giao thông đường sắt của Việt Nam / TS. Đặng Việt Hà // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr.113 – 116 .- 363.7
Trình bày kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ GTVT, mã số DT164043 đã được nghiệm thu năm 2017 về phương pháp, tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá khí thải đối với đầu máy diesel và toa xe phát điện đang sử dụng trên đường sắt quốc gia Việt Nam. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng và ban hành tiêu chuẩn khí thải đối với PTGTDS tại Việt Nam trong thời gian tới.
1433 Nghiên cứu hạn hán dựa vào chỉ số lượng mưa tiêu chuẩn SPI / Phạm Thị Thanh Hòa, Vũ Ngọc Quang // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr. 14 – 16 .- 363.7
Để phát hiện nhanh hiện tượng hạn hán, chỉ số lượng mưa tiêu chuẩn SPI là công cụ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Trong nghiên cứu này, SPI được tính toán trên cơ sở lượng mưa nhiều năm trong khu vực tỉnh Đăk Nông, kết hợp với công nghệ GIS, thành lập bản đồ phân vùng hạn hán.
1434 Nghiên cứu ứng dụng mô hình tuyển nổi trong xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện giao thông / ThS. Thân Thị Hải Yến // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr. 131 – 134 .- 363.7
Trình bày một số kết quả thí nghiệm bước đầu về tách bỏ chất bẩn có trong nước thải rửa xe từ trạm bảo dưỡng sửa chữa bằng hình tuyển nổi có sục khí. Kết quả phân tích mẫu cho thấy nồng độ dầu khoán trong nước thải rửa xe không cao (2.6 – 6.7 mg/l), hàm lượng cặn lơ lửng dao động từ 158-1473 mg/l, hàm lượng chất cơ hữu (BOD 5, COD) lớn. Tuyển nổi có sục khí trong thời gian 20 phút kết hợp bổ sung chất keo tụ giúp hiệu suất loại bỏ TSS, BOD5 COD đạt lần lượt 93%, 74%, 78 %.
1435 Nghiên cứu việc sử dụng thực vật thân gỗ trong việc xử lý không khí ô nhiễm ở khu vực đô thị / Trần Anh Tuấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.23 – 25 .- 363.7
Kết quả nghiên cứu ban đầu của tác giả về “ Khả năng sử dụng thực vật giám sát ô nhiễm không khí”, triển khai từ năm 2011, trên cây xanh và cây keo lá tràm đã xác định khả năng sử dụng thực vật thân gỗ thanh lọc các khí ô nhiễm Nox, SO2, là các khí ô nhiễm đặc trưng của các hoạt động giao thông và hoạt động công nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được mô hình thực nghiệm khảo sát đánh giá khả năng sử dụng thực vật thân gỗ trong thanh lọc các khí ô nhiễm nói trên. Kết quả nghiên cứu này, mở ra khả năng giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông đô thị bằng việc chọn lựa các giống cây có khả năng thanh lọc khí ô nhiễm để phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
1436 Phân chia nhóm mỏ và định hướng mạng lưới thăm dò than dưới mức -300m khu mỏ Hà Ráng, Quảng Ninh / Lương Quang Khang, Bùi Thanh Tịnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.20 – 22 .- 363.7
Phân chia nhóm mỏ và định hướng mạng lưới thăm dò than dưới mức -300m khu mỏ Hà Ráng, Quảng Ninh/ Lương Quang Khang, Bùi Thanh Tịnh// Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.20 – 22 Nội dung: Trên cơ sở các số liệu thu nhận được từ công tác điều tra, thăm dò, khai thác các vỉa than hiện tại của khu mỏ Hà Ráng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá các thông số công nghiệp vỉa than dưới mức -300m làm cơ sở cho việc xác lập nhóm mở thăm dò và định hướng mạng lới thăm dò than dưới mức -300m khu mỏ Hà Ráng.
1437 Tăng cường kiểm soát chất nhựa trên biển / ThS. Tống Thị Thu Hòa // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.54 – 55 .- 363.7
Hiện nay, ô nhiễm rác thải nhựa đang đe dọa hệ sinh thái biển trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2050, khối lượng rác thải nhựa trên biển sẽ bằng 1/3 khối lượng cá trên khắp các đại dương nếu tốc độ gia tăng vẫn “chóng mặt” như hiện nay. Việt Nam được đánh giá là quốc gia đứng thứ 4 trong nhóm những quốc gia thải nhiều rác thải nhựa ra biển nhất.
1438 Ứng dụng Gis thành lập bản đồ hiện trạng kim loại nặng kẽm (Zn) trong tầng đất mặt vùng đông bắc huyện Hóc Môn / Lưu Hải Tùng, Trần Quang Tuấn, Nguyễn Văn Đệ,… // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 13 (291) .- Tr.23 – 25 .- 363.7
Vùng Đông-Bắc huyện Hóc Môn gồm hai xã Đông Thạnh và Nhị Bình môi trường đất ở đây bị ô nhiễm do phải gánh chịu những tác động từ các hoạt động của nội ô. Những hoạt động đó phát thải ra những hoạt động đó phát thải ra những chất gây ô nhiễm và kim loại nặng trong đó có Zn. Chính vì thế, việc ứng dụng GIS thành lập bản đồ hiện trạng hàm lượng Zn có trong tầng đất mặn vùng Đông Bắc Hóc Môn là việc làm cần thiết.
1439 Tác động của chính sách giao đất, giao rừng đối với người tái định cư thủy điện Sơn La ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La / Nguyễn Ngọc Thanh // Dân tộc học .- 2018 .- Số 2 ( 206) .- Tr 36 – 46 .- 330
Phân tích những tác động đến xóa đói, giảm nghèo và sinh kế, tác động đến đời sống văn hóa tộc người, tác động đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường và đưa ra một vài nhận xét.
1440 Ảnh hưởng của một số loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cà chua vụ hè thu năm 2017 tại Sơn La / Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Thị Thanh Tú // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr. 26 – 27 .- 363.7
Hiện nay, một số kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất nhằm làm tăng năng suất, chất lượng cà chua cũng như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất, không khí như canh tác giống mới chống chịu lại một số loại sâu bệnh hai, dùng các loại phân hữu cơ hoặc sử dụng một số chế phẩm sinh học. Bài viết ảnh hưởng của một số loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cà chua vụ hè thu năm 2017 tại Sơn La.