CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
111 Phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” ở Thụy Điển và một số đề xuất cho Việt Nam / Lê Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 56-59 .- 363
Khái quát quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” rác thải ở Tụy Điển, từ đó rút ra kinh nghiệm trong thực hiện mô hình này tại Việt Nam.
112 Tổng quan hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước và kiến nghị áp dụng cho Việt Nam / Mai Thanh Dung, Lại Văn Mạnh, Vũ Đức Linh, Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 4-7 .- 363
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách nhằm giới thiệu phương pháp, ý nghĩa hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước, từ đó kiến nghị áp dụng cho Việt Nam.
113 Tiềm năng áp dụng công nghệ tiên tiến xử lý kết hợp tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp hiện nay / Hoàng Thị Kim Yến, Lê Văn Giang // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 60-63 .- 363
Tổng quan về ngành công nghiệp ở Việt Nam; Thực trạng ô nhiễm ở các ngành công nghiệp hiện nay; Công nghệ tiên tiến xử lý kết hợp tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp tại Việt Nam.
114 Những định hướng chính trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 / Lưu Thế Anh // .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 3-11 .- 363
Trình bày tóm tắt quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm bảo vệ môi trường đã được xác định trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
115 Tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam / Nguyễn Đình Giáp // .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 77-84 .- 363
Dựa trên phương pháp phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất tiêu thụ nhựa tại Việt Nam, hiện trạng xử lý chất thải nhựa, bài báo đưa ra những phân tích, đánh giá về tiềm năng, giải pháp cho phát triển ngành công nghiệp tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam trên cơ sở áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
116 Xây dựng cơ sở lý thuyết cho qui hoạch không gian biển từ quan điểm địa lý nhân văn / Nguyễn Song Tùng, Lê Văn Hà // .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 3-11 .- 363
Làm rõ một số khái niệm, lý thuyết và mô hình thực tiễn trong qui hoạch không gian biển ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra một số gợi mở về bổ sung khái niệm và tiếp cận lý thuyết để xây dựng cơ sở lý thuyết, lựa chọn mô hình phù hợp cho qui hoạch không gian biển ở nước ta.
117 Sức ép môi trường từ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Nguyễn Thị Bích Nguyệt // .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 41-48 .- 363
Nhận diện các sức ép môi trường, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, hạn chế các tác động tiêu cực từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
118 Sự tiến hóa của lớp vỏ hạt nhân trong các đồng vị giàu neutron N=32 và N=34 / Đỗ Công Cương, Bùi Duy Linh, Nguyễn Đức Tôn // .- 2024 .- Tập 66 - Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 01-05 .- 500
Bài báo trình bày tổng quát về bố trí thí nghiệm nghiên cứu cấu trúc đồng vị hạt nhân không bền trong vùng từ 47Cl đến 63V của dự án SEASTAR 3 cùng với sự tiến hóa của lớp vỏ hạt nhân trong các đồng vị giàu neutron N=32 và N=34. Kết quả năng lượng kích thích đầu tiên của các đồng vị Cl, Ar và K xung quanh N=32, N=34 thu được từ dự án SEASTAR 3 đã được xác định.
119 Khảo sát quá trình thủy nhiệt TiO2 sử dụng dung môi sâu eutectic để ứng dụng trong pin mặt trời chất màu nhạy quang / Nguyễn Đoàn Thanh Thủy, Nguyễn Đệ, Lý Huỳnh Trung Lễ, Nguyễn Tuyết Phương // .- 2024 .- Tập 66 - Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 06-12 .- 500
TiO2 thô thương mại được sử dụng làm tiền chất cho phản ứng thủy nhiệt trong dung môi sâu (DES) gồm choline chloride/urea theo tỷ lệ mol 1:2 với thời gian phản ứng và nhiệt độ khác nhau. Hạt TiO2 sau khi tổng hợp được ứng dụng làm keo TiO2 lớp tán xạ cho pin mặt trời chất màu nhạy quang (DSC) nhằm tăng hiệu suất hoạt động của pin. Phân tích TiO2 tổng hợp bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) cho thấy không có khác biệt về thành phần pha, độ tinh thể hóa so với mẫu tiền chất.
120 Dự báo biến đổi địa cơ học trong khối đá có đứt gãy xung quanh công trình ngầm chịu động đất / Nguyễn Quang Phích, Nguyễn Ngọc Huệ, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Mạnh, Trần Tuấn Minh // .- 2024 .- Tập 66 - Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 13-19 .- 363
Đứt gãy là cấu trúc địa chất thường dẫn đến các tai biến địa chất trong xây dựng công trình ngầm ngay trong điều kiện bình thường và đặc biệt khi xuất hiện động đất nên cần phải nghiên cứu cẩn trọng. Bài báo giới thiệu một số kết quả mô phỏng số về quá trình lan truyền sóng địa chấn, biến đổi trạng thái ứng suất - dịch chuyển trong khối đá có đứt gãy nhỏ với góc cắm 45o, xung quanh hầm tiết diện tròn, sử dụng phương pháp phần tử rời rạc (Universal distinct element code - UDEC). 3 trường hợp được mô phỏng gồm: a) Hầm nằm trong phần đá vách, đứt gãy nằm cách tâm hầm 10 m trên trục thẳng đứng; b) Đứt gãy chạy qua tâm hầm và c) Hầm nằm trong phần đá trụ, đứt gãy cách tâm hầm 10 m trên trục thẳng đứng.