CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
121 Chính sách hiện hành và một số đề xuất nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong thực hiện nền Kinh tế xanh tại Việt Nam / Vũ Văn Bình, Nguyễn Văn Thành // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 46-49 .- 363

Bài viết khái quát các quy định hiện hành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

122 Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam / Nguyễn Lê Tuấn, Phạm Minh Dương, Nguyễn Hải Anh, Phạm Thị Thủy // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 65-68 .- 363

Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, kinh nghiệm, các chiến lược và xu hướng xây dựng chương trình giám sát môi trường biển của các quốc gia, tổ chức quốc tế, qua đó, đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam.

123 Phát triển xanh Singapore và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Việt Cường, Vũ Thị Hoa // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 69-72 .- 363

Kế hoạch có sự quản lý của 5 cơ quan là Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ Môi trường và Bền vững, Bộ Tương mại và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và được hỗ trợ bởi toàn bộ Chính phủ, trên 5 trụ cột: Thành phố trong vườn; tái quy hoạch năng lượng; sống bền vững; kinh tế xanh và tương lai tự cường. Bài viết tập trung nghiên cứu 4 trụ cột đầu tiên, được xem là có giá trị tham khảo lớn cho Việt Nam.

124 Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gắn với phát triển bền vững / Lương Thị Tuất, La Thế Phúc, Phạm Thị Trâm, Vũ Tiến Đức // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 76-78 .- 363

Nguồn tài nguyên di sản thiên nhiên bao gồm tài nguyên di sản địa chất và tài nguyên sinh vật, chúng chứa đựng đầy đủ các giá trị về khoa học, thẩm mỹ và kinh tế. Do đó, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên đồng nghĩa với bảo vệ và cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo vệ sự tồn vong của loài người và muôn loài đang chung sống trong Ngôi nhà chung Trái đất.

125 Quản lý tài nguyên nước theo hướng tuần hoàn và tái sử dụng nước thải / Đoàn Thụy Kim Phương // .- 2024 .- Số 8 (430) - Tháng 4 .- Tr. 19-21 .- 363

Trình bày về tài nguyên nước thải và lợi ích khi tái sử dụng nước thải; bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong tái sử dụng nước thải; giải pháp để tang cường tái chế, tái sử dụng nước thải.

126 Đề xuất thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam / Trần Thị Thu Hà // .- 2024 .- Số 8 (430) - Tháng 4 .- Tr. 24-25 .- 577

Trình bày kinh nghiệm về chi trả dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới và Việt Nam. Đưa ra giải pháp thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam.

127 Phân hủy NO bằng vật liệu quang xúc tác P-TNTs dưới tác dụng của ánh sáng khả biến / Lê Thị Phơ, Nguyễn Thị Lệ Phương // .- 2024 .- Số 8 (430) - Tháng 4 .- Tr. 39-41 .- 363

Vật liệu quang xúc tác P-TNTs được tổng hợp bằng phương pháp phân tán nhiệt của photpho vào ống TiO2 nanotubes. Cấu trúc tinh thể được phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, quang phổ UV-VIS DRS và phổ quang phát quang. Hiệu suất quang xúc tác loại thải khí NO được thực hiện dưới ánh sáng khả kiến.

129 Tổng quan một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai / Nguyễn Công Sơn, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Bích Phương, Đinh Thị Xoan // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 3-7 .- 363

Nghiên cứu “Tổng quan một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai” sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể, có hệ thống, giúp cho việc đề xuất các nội dung, phương hướng nghiên cứu khoa học về chất thải nhựa biển Việt Nam trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Cùng với đó, góp phần vào các công tác quản lý, giám sát chất thải nhựa ở Việt Nam trong các năm tiếp theo.

130 Nghiên cứu xác định mật độ trạm quan trắc phục vụ xây dựng sơ đồ mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển Việt Nam / Nguyễn Lê Tuấn, Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Khang, Phạm Minh Dương, Nguyễn Khắc Đoàn // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 15-20 .- 363

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nội suy không gian (dựa trên các trường dữ liệu tổng hợp về hải văn, môi trường biển) để xác định mật độ phân bố trạm quan trắc nhằm đảm bảo tính đặc trưng cho các yếu tố môi trường biển và đại diện cho các khu vực, qua đó thiết kế sơ đồ mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển Việt Nam.