CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
91 Phát triển đô thị bền vững dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thục, Nguyễn Thị Huyền Nhung // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 58-64 .- 363
Bài viết giới thiệu về kinh nghiệm quốc tế phát triển đô thị bền vững dựa trên mô hình KTTH, đồng thời phân tích thực trạng của hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại khu vực đô thị ở Việt Nam.
92 Mô hình ứng dụng công nghệ Fenton tầng sôi xử lý và tái sử dụng nước thải dệt nhuộm theo hướng tuần hoàn tại Việt Nam / Nguyễn Thị Xuân Hồng, Lê Văn Giang // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 65-67 .- 363
Trình bày 2 vấn đề: Nguy cơ tác động tới môi trường do hoạt động sản xuất ngành dệt nhuộm ở Việt Nam; Mô hình ứng dụng công nghệ Fenton tầng sôi xử lý và tuần hoàn nước thải dệt nhuộm.
93 Tái sử dụng chất thải trong khu công nghiệp sinh thái, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Anh Tuấn // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 68-71 .- 363
Giới thiệu tổng quan về tái sử dụng chất thải trong khu công nghiệp sinh thái tại một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam.
94 Vỏ nhựa (plasticrust) và thách thức của ô nhiễm nhựa : nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp phòng ngừa hướng đến bảo vệ môi trường / Nguyễn Minh Kỳ, Hoàng Tuấn Dũng, Đặng Kim Chi // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 72-74 .- 363
Làm sáng tỏ về thực trạng diễn biến, nguyên nhân, hậu quả, các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa và plasticrust, hướng đến bảo vệ môi trường.
95 Chuyển đổi số trong giám sát tài nguyên nước / Trần Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 33-35 .- 363
Phân tích việc áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm quản lý hiệu quả tài nguyên nước; một số kết quả cập nhật cơ sở dữ liệu trên hệ thống giám sát tài nguyên nước Trung ương; kết quả giám sát thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, dữ liệu vận hành hồ, liên hồ chứa trên các lưu vực sông.
96 Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 / Trương Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Trà // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 43-45 .- 363
Căn cứ mục tiêu chương trình quan trắc, các thông số và tần suất quan trắc được khuyến khích mở rộng để tăng dày chuỗi số liệu quan trắc, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về BVMT và cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường. Quy hoạch cũng chỉ ra mạng lưới đơn vị thực hiện quan trắc và định hướng phát triển là tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống các phòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại với đầy đủ năng lực và nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình quan trắc môi trường quốc gia.
97 Một số trường hợp điển hình trên thế giới về sử dụng công nghệ kỹ thuật số thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững / Nguyễn Danh Trường // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 48-50 .- 363
Đưa ra những trường hợp điển hình về ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong các mục tiêu phát triển bền vững trên thế giới: hỗ trợ chống đói ở Niger, giám sát đa dạng sinh học ở Georgia, tăng cường khả năng dự báo lũ lụt ở Malawi.
98 Thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng tại Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Mai Thị Thu Huệ, Nguyễn Hương Giang // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 53-55 .- 363
Phân tích việc áp dụng hệ thống thu phí chất thải phát sinh hay chính sách trả tiền cho những gì bạn bỏ/ ném đi tại Mỹ, một trong những quốc gia tiên phong và thành công khi thực hiện chương trình này, từ đó, đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác này tại Việt Nam.
99 Diễn biến chất lượng môi trường không khí khu vực miền Trung trong năm 2023 và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới / Nguyễn Quang Vinh, Hồ Thị Đang Trang // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 67-68 .- 363
Bài viết đánh giá chất lượng không khí và tiếng ồn thực hiện từ tháng 3 - 11/2023, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
100 Giải pháp thoát nước xanh ứng phó với biến đổi khí hậu / Đỗ Thị Thùy // .- 2024 .- Số 346 - Tháng 3 .- Tr. 20-25 .- 628
Tác giả đưa ra tổng hợp thực trạng và nguyên nhân gây ra ngập úng đô thị, kết hợp cùng những bài học kinh nghiệm áp dụng hạ tầng xanh trong việc chống ngập lụt của các quốc gia trên thế giới, để từ đó khuyến nghị những giải pháp chống ngập lụt cho các đô thị tại Việt Nam.