CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
731 Thực trạng quản trị du lịch tại nhà khách La Thành: Một số kiến nghị và đề xuất / Nguyễn Trung Hạnh, Hồng Xuân Sáng // .- 2018 .- Số 509 .- Tr. 37-39 .- 910

Nghiên cứu đưa ra mô hình quản trị dịch vụ bao gồm 4 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị dịch vụ: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh, quản trị các nguồn lực nội bộ, quản trị cầu dịch vụ, quản trị khả năng cung dịch vụ. Trong nghiên cứu này tác giả cũng đưa thực trạng quản trị dịch vụ tại nhà khách La Thành trong giai đoạn 2014-2016. Căn cứ trên thực trạng quản trị dịch vụ và mô hình khung lý thuyết tác giả đã đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả quản trị dịch vụ trong nhà khách trong giai đoạn 2017-2020.

732 Ẩm thực cung đình Hàn Quốc thời Joseon (1932 – 1910) / Phan Thị Oanh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2019 .- Số 11 (213) .- Tr. 70 – 78 .- 910

Tìm hiểu ẩm thực cung đình triểu Josenon từ khâu chuẩn bị đến khâu phục vụ nhà vua và hoàng tộc để từ đó đưa ra những nét đặc trung của ẩm thực cung đình triều Joseon nói riêng và ẩm thực cung đình Hàn Quốc nói chung.

734 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế du lịch biển gắn liền với đảm bảo an ninh trật tự / Đặng Thị Nhung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 84-87 .- 910.202

Trình bày việc phát triển kinh tế du lịch biển gắn liền với đảm bảo an ninh trật tự tại các nước và khu vực, bài v iết đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển hiệu quả kinh tế du lịch biển gắn liền với đảm bảo an ninh trật tự vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

735 Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Bình Thuận / Hoàng Thanh Liêm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 98-102 .- 910.133

Đề cập đến cơ sở lý luận và thực trạng của việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, từ đó kiến nghị một số giải pháp để phát triển sản phaamr du lịch đặc thù, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập hiện nay.

736 Cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ninh / Trần Thị Hiền, Bùi Thanh Huyền, Huỳnh Thanh Vân, Trịnh Tuấn Anh // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 258 thnags 12 .- Tr. 74-84 .- 658

Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với sự gắn kết của nhân viên trong ngành du lịch, nghiên cứu đã khảo sát 491 nhân viên làm việc tại 13 công ty du lịch trong năm 2018. Nội dung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phân chia thành 7 chủ đề cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên thông qua việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong 5 nội dung về quản trị tổ chức, quyền con người, phát triển cộng đồng, môi trường và thực tiễn công bằng. Tuy nhiên, người lao động trong ngành du lịch vẫn chưa cảm nhận rõ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong 2 nội dung là tập quán lao động và bảo vệ người tiêu dùng. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp du lịch từ đó làm tăng sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.

737 Phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn mới / Nguyễn Văn Tuyên // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 34 - 35 .- 910

Với xu thế mở cửa, hòa nhập kinh tế thế giới của đất nước, với những lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, Bà Rịa – Vũng Tàu đã và sẽ có những điều kiện, cơ hội thuận lợi để phát trển ngành du lịch. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển có tầm quan trọng đối với phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và cả nước, với trọng tâm phát triển đô thị du lịch Vũng Tàu và hai khu du lịch quốc gia: Long Hải – Phước Hải, Côn Đảo.

738 Cách mạng công nghiệp 4.0 với phát triển du lịch / Phan Thị Hải Yến, Phạm Trung Lương // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 37 - 39 .- 910

Phân tích những tác động chủ yếu của cách mạng công nghiệp 4.0 đến du lịch. Trên cơ sở phân tích những đặc trưng và sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, bài viết đề xuất một số giải nhằm phát huy được những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động phát triển du lịch.

739 Phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Hương, Đỗ Thị Thanh Hoa, Trương Nam Thắng // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 46 – 47,59 .- 910

Nêu lên các quan điểm về phát triển sản phẩm du lịch đô thị: Phát triển sản phẩm du lịch đô thị theo hướng các đô thị đã và sẽ trở thành trung tâm du lịch của vùng hoặc khu vực; Phát triển các sản phẩm du lịch hỗn hợp và đa dạng xung quanh một số nhóm sản phẩm đặc thù và nổi bật của thành phố; Phát triển sản phẩm du lịch đo thị có sự pha trộn và đan xen trong tiêu dùng sản phẩm; Các địa bàn trọng điểm phát triển sản phẩm du lịch đô thị.

740 Phát triển nhân lực chất lượng cao cho du lịch MICE Quảng Ninh / Vũ Văn Viện // .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 58 – 59 .- 910

Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, cơ sở hạ tầng du lịch phát triển, những năm gần đây số lượng tour MICE được các hãng lữ hành trong nước và quốc tế đưa về Hạ Long Quảng Ninh ngày càng tăng, mở ra triển vọng mới về thu hút khách du lịch MICE tại Quảng Ninh. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao phục vụ du lịch MICE là yêu cầu cấp thiết hiện nay.