CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
721 Một số vấn đề lí luận về xã hội hóa du lịch / Phạm Hương Giang, Nguyễn Thúy An // .- 2016 .- Số 04 .- Tr. 59-64 .- 910

Trong thời gian gần đây, khái niệm xã hội hóa được đề cập nhiều đặc biệt đối với lĩnh vực du lịch. Các bài viết tập trung đưa ra các hoạt động cụ thể về xã hội hóa công tác xúc tiến du lịch, xã hội hóa nhân lực du lịch, xã hội hóa du lịch ở các địa phương nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực có sẵn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, phải hiểu như thế nào cho đúng về xã hội hóa du lịch. Trong bài viết này, đề cập tới một số vấn đề lí luận về xã hội hóa du lịch bao gồm: khái niệm, các nội dung cơ bản của xã hội hóa du lịch.

722 Ứng dụng mô hình FTS phân tích thực trạng du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam / Lê Thị Thanh Huyền // .- 2016 .- Số 12 .- Tr. 54-60 .- 910

Dựa trên hệ thống chức năng du lịch (FTS) của C. A. Gum (1988) gồm 5 thành tố là cộng đồng, hệ thống giao thông, các điểm du lịch, dịch vụ du lịch, trồng thông và quảng bá, bài viết dưới đây cho thấy tiềm năng du lịch di sản văn hóa của Việt Nam là rất lớn. Việt Nam có những yếu tố rất thuận lợi như nhu cầu du lịch văn hóa của cộng đồng lớn, nhiều di sản văn hóa đặc sắc, hay hệ thống giao thông khá thuận lợi. tuy nhiên, việt Nam còn những hạn chế như dịch vụ du lịch còn nghèo, chưa chuyên nghiệp, hay khâu xúc tiến, quảng bá cho du lịch di sản văn hóa còn nhiều hạn chế. Đây là hai yếu tố mà các nhà làm du lịch ở Việt Nam sẽ phải quan tâm hơn trong định hướng phát triển du lịch di sản văn hóa của đất nước này.

723 Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh // .- 2016 .- Số 12 .- Tr. 38-44 .- 910

Trong những năm qua, kinh tế du lịch ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, những đóng góp của ngành này còn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước. Trong phạm vi bài viết này, khái quát kinh nghiệm của một số nước (Trung Quốc, Thái Lan, Singapore) về các mặt như: Chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế du lịch; Kinh nghiệm đào tạo nhân lực du lịch; Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; Liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế du lịch. Đây có thể xam là những gợi ý hữu ích nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng và thế mạnh của ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay, thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

724 Di sản văn hóa Tây Yên Tử và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng / Hoàng Thị Hoa // .- 2015 .- Số 376 .- Tr. 30-33 .- 910

Khái quát chung về khu vực Yên Tử; Di sản văn hoá khu vực Tây Yên Tử; Tiềm năng khai thác du lịch cộng đồng.

725 Tác động biến đổi khí hậu tới tài nguyên du lịch Quảng Ninh / Đỗ Minh Hiền, Dư Văn Toán // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 19 - 21 .- 910

Biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến tài nguyên du lịch ( tự nhiên và nhân văn), cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, hoạt động lữ hành. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, du lịch Quảng Ninh đứng trước những khó khăn, thách thức đối với mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

726 Xây dựng chuỗi cung ứng du lịch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng tại Ba Vì / Nguyễn Thị Huyền Trang // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 26 - 27 .- 910

Những năm qua, du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội vẫn chưa thực sự phát triển, vì vậy để thu hút nhiều du khách hơn nữa cần xây dựng chuỗi cung ứng du lịch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng tại đây.

727 Thực trạng phát triển du lịch biển Nam Định / Nguyễn Thị Hoài // .- 2018 .- Tr. 85-86 .- Tr. 85-86 .- 910

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực cùng với sự phát triển của ngành kinh tế khác, ngành du lịch biền có những phát triển trong cơ cấu kinh tế chung. Đây cũng là xu hướng phát triển trong cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam nói chung và của Nam Định nói riêng.

728 Một số đề xuất đối với vấn đề nghiên cứu chính sách du lịch ở Việt Nam hiện nay / Trần Thị Hồng Hạnh // .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 63-65 .- 910

Đối với du lịch, hiện nay có hai quan điểm: Hoặc để tự bản thân ngành phát triển, hoặc cần có sự đầu tư vào hoạt động nghiên cứu xây dựng chính sách cụ thể dành riêng mà người chịu trách nhiệm chính là Chính phủ. Bài viết khẳng định vai trò cần thiết khách quan của Chính phủ đối với hoạt động của ngành Du lịch thông qua hoạt động nghiên cứu và xây dựng chính sách hiện nay.

729 Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong bối cảnh CMCN 4.0 / Nguyễn Thị Thu Thanh // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 28 - 30 .- 910

Ứng dụng sâu rộng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMVN 4.0) trong ngành Du lịch, đặc biệt trong quá trình đáp ứng nhu cầu trải nghiệm môi trường chăm sóc về thể chất và tinh thần cho người cao tuổi đã trở thành yêu cầu cấp bách của các đơn vị khai thác du lịch.

730 Phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam / / Nguyễn Thị Lan Hương, Đỗ Thị Thanh Hoa, Trương Nam Thắng // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- 910 .- Tr. 34 - 35 .- 910

Với các nội dung: Phát triển sản phẩm du lịch đô thị phù hợp với quy hoạch hạ tầng giao thông và phương thức giao thông đô thị ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa; Phát triển sản phẩm du lịch đô thị theo quan điểm văn hóa địa phương và du lịch là điểm tựa và bổ sung cho nhau trong bảo tồn và phát triển.