CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
711 Về khả năng thống nhất của hệ thống ký hiệu trong các phần mềm thiết kế biên tập và chế bản bản đồ du lịch / Lã Văn Hoan // .- 2008 .- Số 4 .- Tr. 48-50 .- 910

Bài báo giới thiệu khả năng thống nhất kí hiệu bản đồ trong các phần mềm thiết kế biên tập và chế in bản đồ du lịch. Bài báo trình bày khả năng tương thích của hệ thống kí hiệu trong các phần mềm bản đồ cùng chạy trên một hệ điều hành widows.

712 Du lịch vùng đồng bằng sông cửu Long: Tiềm năng và giải pháp phát triển / Trần Thị Xuân Mai // .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 100-105 .- 910

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, mang đậm bản sắc văn hóa nhân văn và có tính xã hội hóa rất cao. Du lịch còn là ngành công nghiệp không khói, mang nhiều lợi nhuận, có tác động tích cực thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao vị thế đất nước, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa khu vực ASEAN. Triển khai Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt "Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020", vùng đồng bằng sông cửu Long đã có những căn cứ, khai thác và phát triển thế mạnh du lịch trên địa bàn vùng.

713 Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Thái Bình / Nguyễn Xuân Đĩnh // .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 246-250 .- 910

Thái Bình có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng hiện tại du lịch Thái Bình vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Hoạt động du lịch còn manh mún, tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng, giao thông chưa thuận lợi. Với bài viết này, tác giả mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một nền du lịch bền vững cho tỉnh Thái Bình để đáp ứng với yêu cầu của hiện tại và còn bền vững cho mai sau.

714 Một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo Việt Nam / Ngô Bình Thuận // .- 2017 .- Số 636 .- Tr. 87-88 .- 910

Tuy có tiềm năng lớn nhưng du lịch biển ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, chưa tạo được sức cạnh tranh cao. Với mục tiêu phát triển du lịch biển, đảo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, ngành Du lịch Việt Nam cần sớm khắc phục được các mặt hạn chế, nhanh chóng phát triển du lịch biển theo hướng chuyên nghiệp, trở thành điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách. Từ thực tế phát triển du lịch biển đảo hiện nay, bài viết đi sâu phân tích những thuận lợi và khó khăn, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo bền vững trong thời gian tới.

715 Tìm hướng phát triển du lịch làng nghề tại TP. Hội An tỉnh Quảng Nam / Nguyễn Lê Thu Hiền // .- 2017 .- Số 636 .- Tr. 91-92 .- 910

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch làng nghề là một hướng đi phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, vấn đề giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Từ thực tiễn phát triển du lịch làng nghề ở Hội An cũng như đi sâu phân tích những vấn đề còn tồn tại, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giúp TP. Hội An - Quảng Nam phát triển du lịch làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.

716 Góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Đà Nẵng / Lê Hồng Vương, Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Mỹ Linh // .- 2016 .- Số 461 .- Tr. 4-6 .- 910

Tài nguyên du lịch là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành sản phẩm du lịch. Với một điểm đến thì tài nguyên du lịch là điều kiện cho sự phát triển du lịch. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn giữ vai trò không nhỏ trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay. Đà Nẵng trong mấy năm qua có tốc độ tăng trưởng khá tốt, lượt khách quốc tế và nội địa liên tục tăng lên. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Đà Nẵng, bài viết đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả hơn tài nguyên du lịch nhân văn thúc đẩy sự phát triển du lịch của thành phố này trong thời gian tới.

718 Phát triển du lịch tâm linh phật giáo tại Đà Nẵng: Tiềm năng và giải pháp / Đinh Đức Hiền, Trần Thị Lê Na // .- 2016 .- Số 9 .- Tr. 40-42 .- 910

Giới thiệu tiềm năng về du lịch tâm linh Phật giáo tại Đà Nẵng; Một số thành tựu, hạn chế và đưa ra một số đề xuất, giải pháp trong việc khai thác du lịch tâm linh phật giáo tại Đà Nẵng.

719 Nhân tố ảnh hưỏng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh / Phước Minh Hiệp, Nguyễn Văn Bé Quí // .- 2016 .- Số 20 .- Tr. 55-58 .- 910

Sau khi xây dựng được mô hình nghiên cứu và thang đo, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát khách hàng, phân tích, đánh giá. Kết quả có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến tỉnh Tây Ninh bao gồm: Sự tin cậy, sự đảm bảo và sự đáp ứng. Các nhân tố: Sự cảm thống và Phương tiện hữu hình không ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

720 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững và bài học cho Việt Nam / Cao Tuấn Phong // .- 2016 .- Số 475 .- Tr. 19-21 .- 910

Trình bày vai trò của ngành du lịch đối với sựu phát triển kinh tế quốc dân; Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số quốc gia châu Á; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.