CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
741 Đào tạo nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng / Nguyễn Tư Lương // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 62 – 63 .- 910
Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng được tiến hành hướng tới nhiều đối tượng với nội dung khác nhau. Việc đào tạo, tập huấn nhằm trang bị cho người dân địa phương những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để họ có các năng lực có thể chủ động tham gia phát triển du lịch cộng đồng một cách hiệu quả. Bài viết đưa ra một số ý kiến về vấn đề đào tạo, tập huấn cho người dân địa phương về phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh hiện nay.
742 Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới / Nam Vũ // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 2,12 .- 910
Nêu lên sự cần thiết của việc xây dựng một chiến lược mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới; ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào phát triển du lịch; đề cao các yếu tố bền vững, ứng phó được với biến đổi khí hậu.
743 Tác động của du lịch đến vườn quốc gia và khu bảo tồn miền Trung – Tây Nguyên / Dư Văn Toán, Nguyễn Thuỳ Vân // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 8 .- Tr. 14 - 15 .- 910
Nêu lên những tồn tại trong công tác quản lý du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn; Tác động của hoạt động du lịch đến bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn; Chính sách bảo tồn đa dạng sinh học của ngành du lịch; Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học – Định hướng và giải pháp.
744 Quy hoạch khu du lịch Quốc gia, cơ hội cho du lịch Mũi Cà Mau / Thy Diệu // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 8 .- Tr. 26 - 27 .- 910
Khu du lịch Mũi Cà Mau được quy hoạch thành khu du lịch quốc gia đã định hình sản phẩm du lịch của Đất Mũi, tạo điều kiện đa dạng hoá sản phẩm du lịch của tỉnh, đảm bảo xây dựng được những sản phẩm du lịch đặc thù, đồng bộ và có khả năng kết nối với các điểm đến khác của cả nước và quốc tế.
745 Tiếp cận du lịch thông minh tại các địa phương / Lê Quang Đăng // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 8 .- Tr. 28 - 30 .- 910
Du lịch thông minh mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng vài năm trở lại đây nhưng đã có những tác động nhất định tới các hoạt động của ngành Du lịch. Các địa phương đã và đang triển khai nhiều hoạt động tích cực nhằm tiếp cận và từng bước thích ứng với xu thế du lịch mới này. Bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi các địa phương cần có sự nhìn nhận đúng đắn để có giải pháp đồng bộ cho phát triển du lịch thông minh.
746 Tây Nguyên phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên / Phạm Hồng Long, Phạm Xuân An // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 8 .- Tr. 52 - 54 .- 910
Thực tế hiện nay cho thấy, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng, bên cạnh đó, các tỉnh Tây Nguyên chưa thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong việc phát triển du lịch nói chung, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng. Từ đó đặt ra yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên.
747 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khách sạn trong bảo vệ môi trường / Trần Thu Phương // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 18 - 19 .- 910
Thực thi tốt trách nhiệm xã hội, có chiến lược phát triển các hoạt động trách nhiệm xã hội hợp lý và dài hạn sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng, trách nhiệm xã hội vẫn là một vấn đề khá mới mẻ và nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội còn nhiều hạn chế. Để thực hiện trách nhiệm xã hội thực sự hiệu quả cần có những bước đi hợp lý để có sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức: Quản lý của nhà nước- nhận thức của xã hội – quản trị của doanh nghiệp.
748 Phát triển kinh tế du lịch biển gắn với đảm bảo an ninh trật tự ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ / Đặng Thị Nhung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 690 tháng 10 .- Tr. 111-114 .- 910.202
Phân tích sự cần thiết và thực tiễn phát triển kinh tế du lịch biển gắn với đảm bảo an ninh trật tự ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch biển gắn với đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian tới.
749 Du lịch cộng đồng: thực trạng và giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp ở bảng Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La) / Phạm Thị Cẩm Vân, Phạm Quang Linh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2018 .- Số 3 (22) .- Tr. 47 - 53 .- 910
Tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương về du lịch cộng đồng cũng như hiện trạng phát triển mô hình du lịch này.
750 Đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của khu vực hồ Hòa Bình: nghiên cứu mẫu tại huyện Cao Phong / Trần Ngọc Ngoạn, Bùi Thị Cẩm Tú // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2018 .- Số 3 (22) .- Tr. 54 - 60 .- 910
Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và GIS nhằm đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.