CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
421 Đón đoàn khách quốc tế đầu tiên theo chương trình "hộ chiếu vac xin" / Việt Hùng // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 4 – 5 .- 910

Hơn 200 du khách Hàn Quốc đã đến Phú Quốc vào trưa 20.11. Đây là đoàn khách quốc tế đầu tiên đến thành phố đảo theo chương trình thí điểm hộ chiếu vắc xin. Đúng 12 giờ ngày 20.11, chuyến bay VJ3749 của Hãng hàng không Vietjet đưa 204 du khách Hàn Quốc đến nghỉ dưỡng và du lịch tại siêu quần thể Phú Quốc United Center đã hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Sự kiện này được xem là tín hiệu khởi đầu tích cực, đánh dấu bước tiến mới trong sự nổ lực phục hồi ngành du lịch, hướng đến từng bước mở cửa và phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

422 Khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam / PV // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 6 – 13 .- 910

Năm 2021, trong bối cảnh covid - 19 tiếp tục diễn biến phúc tạp, tác động nghiêm trọng đến du lịch toàn cầu, du lịch Việt Nam đứng trước vô vàng khó khăn. Toàn ngành du lịch, từ cơ quan quản lý du lịch trung ương, địa phương đến các doanh nghiệp, khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch ...đều nổ lực vượt khó, đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với từng gia đoạn để phục hồi. Những nổ lực để khẳng định thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, điểm đến du lịch Việt Nam đã một lần nữa được cộng đồng quốc tế ghi nhận lễ trao giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 28 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

423 Hòa Bình phát huy lợi thế để thúc đẩy du lịch bức phá sau đại dịch / Viễn Nguyệt // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 14 – 22 .- 910

ại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và Hòa Bình không phải là ngoại lệ. Lượng khách tụt giảm mạnh, nhưng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng các sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch vẫn luôn được phát huy lợi thế để thúc đẩy du lịch bức phá sau đại dịch.

424 "Hộ chiếu vac xin" và khả năng áp dụng tại Việt Nam / Phạm Hồng Long, Ngô Việt Anh // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.23 – 25. .- 910

Theo Tổ chức Du Lịch thế giới (UNWTO), năm 2021 đạo dịch Covid-19 tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do dự ngưng trệ của hoạt động du lịch quốc tế, đặc biệt ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trước những thách thức từ đại dịch, du lịch thế giới và Việt Nam đã tìm nhiều giải pháp ứng phó để tồn tại và chờ điều kiện phục hồi. Các giải pháp vừa đảm bảo khả năng khô phục ngành du lịch vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh đã nhiều nước áp dụng như thúc đẩy nội địa, giảm giá các dịch vụ, tăng cường truyền thông, quảng bá, đa dạng hóa sản phẩm du lịch ... trong số đó, hộ chiếu vaccin hay giấy thông hành vaccin được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất.

425 Các chỉ số đặc trưng trong đánh giá kinh tế biển xanh / Hà Thị Thanh Thúy // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 28 – 31 .- 910

Để trở thành quốc gia biển mạnh, đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển như mục tiêu đã đề ra trong " Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ", phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng " Kinh tế biển xanh " là lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển kinh tế biển trên thế giới. Bài viết này nêu ra những chỉ số đặc trưng trong đánh giá kinh tế biển xanh và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam.

426 Vận hành mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh vùng Bắc Trung Bộ / Nguyễn Quốc Hưng // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 34 – 35 .- 910

Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế nhằm thực hiện định hướng phát triển bền vững của đất nước là nhiệm vụ quan trọng đã được xác định tại chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Mục tiêu của đổi mới mô hình tăng trưởng là phát triển theo chiều sâu, tiết kiệm tài nguyên gắn với nâng cao công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Du lịch với vai trò là ngành kinh tế múi nhọn thì mục tiêu tăng trưởng bền vững, tăng trưởng xanh (TTX) lại càng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

427 Đánh giá bền vững văn hóa tộc người trong du lịch cộng đồng ở khu vực hồ Thủy Điện Hòa Bình / Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Vân // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 30-39 .- 910

Bài báo sử dụng các phương pháp điều tra xã hội họcvà phương pháp đánh giá bền vững văn hóa với 21 tiêu chíchia thành 5 nhóm (Chấp nhận đa dạng văn hoá; Giữ gìn ngôn ngữ tộc người; Giữ gìn bản sắc văn hóatộc người; Ý thức tự giác tộc người; Sự đóng góp của văn hóa cho phát triển kinh tế -xã hội) để đánh giá mức độ bền vững của văn hóa tộc người trong hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) khu vực hồ thủy điện Hòa Bình. Kết quả cho thấy,ý thức tộc người đạt mức bền vững (8,46 điểm). Các nhóm tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức có khả năng bền vững với điểm số từ 6,21-7,32.Điều đó chứng tỏ DLCĐ làmột công cụ hiệu quả cho bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, vẫn có 4 tiêu chí trong nhóm “giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người” bị xếp vào mức có khả năng không bền vững. Dựa trên kết quả đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất qui trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóatộc người trong hoạt động DLCĐmột cách bền vững.

428 Nhận diện hình ảnh và tính cách thương hiệu vùng liên kết du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 5-24 .- 910

Nghiên cứu nhằm xác định hình ảnh và tính cách thương hiệu của điểm đến du lịch vùng liên kết TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu thực hiện nhiều phương pháp như: Thu thập, phân tích thông tin thứ cấp, phương pháp chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp lắng nghe khách hàng. Thông qua đó, đề tài đã khám phá được hình ảnh thương hiệu chung của vùng liên kết như sông nước, thuyền/ ghe chở sản vật gắn với các hình ảnh biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh; đồng thời, xác định được tính cách thương hiệu đặc trưng của vùng liên kết như: Sự thân thiện, ngọt ngào, an toàn nhưng vẫn rất trẻ trung, sống động, nhiều sắc màu và luôn hướng về tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu này đã thảo luận các đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng nhằm thúc đẩy mối liên kết vùng về du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.

429 ICTs thúc đẩy tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc : hàm ý chính sách kết nối cung cầu dịch vụ ngân hàng số ở nông thôn Việt Nam / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 22-41 .- 910

Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 370 hộ bằng phiếu khảo sát thiết kế trước. Chỉ số ứng dụng ICTs được ước lượng bằng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA) dựa trên 11 biến thành phần, phản ánh toàn diện các khía cạnh khác nhau của ICTs như: Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, kết nối Internet, Zalo và Facebook. Biến ICTs sau đó được tích hợp như một biến giải thích trong mô hình ước lượng Heckman hai bước. Sau khi xử lý vấn đề nội sinh và thiên lệch lựa chọn, kết hợp sử dụng các biến độc lập kiểm soát, kết quả ước lượng cho thấy ICTs có tác động tích cực đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, phát triển các dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng ứng dụng ICTs giúp tháo gỡ những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững.

430 Sự sáng tạo thúc đẩy kết quả công việc được giao và hành vi đổi mới của nhân viên : vai trò điều tiết của trao quyền về mặt tâm lý / Võ Thành Đức, Trần Hà Minh Quân, Lâm Đình Thắng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 5-21 .- 658

Nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa sự sáng tạo tới kết quả công việc được giao và hành vi đổi mới ở cấp độ cá nhân. Đồng thời, nghiên cứu kiểm tra vai trò của trao quyền về mặt tâm lý trong hai mối quan hệ này. Kết quả phân tích dựa trên khảo sát do 430 nhân viên cho thấy kết quả công việc được giao đóng vai trò biến trung gian giữa sự sáng tạo và hành vi đổi mới. Đồng thời, trao quyền về mặt tâm lý là biến điều tiết trong mối quan hệ giữa sự sáng tạo và kết quả công việc được giao, và là biến điều tiết trong mối quan hệ giữa sự sáng tạo và hành vi đổi mới. Kết quả này đã đóng góp cho lý thuyết về sự sáng tạo và hành vi đổi mới bằng cách tìm ra yếu tố thúc đẩy mối quan hệ này, đó là trao quyền về mặt tâm lý.