Nhận diện hình ảnh và tính cách thương hiệu vùng liên kết du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm Tác giả: Võ Thị Ngọc Thúy, Lê Cát Vi, Phùng Thanh Bình, Phạm Tấn NhậtTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm xác định hình ảnh và tính cách thương hiệu của điểm đến du lịch vùng liên kết TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu thực hiện nhiều phương pháp như: Thu thập, phân tích thông tin thứ cấp, phương pháp chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp lắng nghe khách hàng. Thông qua đó, đề tài đã khám phá được hình ảnh thương hiệu chung của vùng liên kết như sông nước, thuyền/ ghe chở sản vật gắn với các hình ảnh biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh; đồng thời, xác định được tính cách thương hiệu đặc trưng của vùng liên kết như: Sự thân thiện, ngọt ngào, an toàn nhưng vẫn rất trẻ trung, sống động, nhiều sắc màu và luôn hướng về tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu này đã thảo luận các đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng nhằm thúc đẩy mối liên kết vùng về du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
- Kinh nghiệm khai thác giá trị văn hóa ẩm thực và bài học phát triển sinh kế cho người dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa đánh giá ứng phó, hành vi tự bảo vệ và ý định du lịch của du khách nội địa trong điều kiện bình thường mới ở thành phố Cần Thơ
- Đánh giá hiện trạng tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
- Xu hướng phát triển “Ghost tourism” : bài học kinh nghiệm đối với du lịch Việt Nam